0
Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

HẠCH TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIÊC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 25 -29 )

III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG, CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ.

1. HẠCH TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG:

1.1. Nội dung:

Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ.

Chi phí bán hàng bao gồm các nội dung sau:

- Chi phí nhân viên: Bao gồm toàn bộ tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ hàng hóa tiêu thụ.

- Chi phí vật liệu, bao bì: bao gồm các chi phí vật liệu, liên quan đến hàng bán. - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: là các loại chi phí cho dụng cụ (cân, đo, đong, đếm,

bàn ghế, máy tính...) phục vụ cho bán hàng.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng (nhà cửa, kho tàng, phương tiện vận chuyển...).

- Chi phí bảo hành sản phẩm: là chi phí cho sản phẩm trong thời gian được bảo hành theo hợp đồng.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí dịch vụ mua ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho, thuê bãi, thuê bốc vác, vận chuyển hàng hóa và tiêu thụ, hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu...

- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí khác phát sinh trong khi bán hàng, ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chi phí hội nghị khách hàng...

1.2. Tài khoản sử dụng: TK641: Chi phí bán hàng.

Kết cấu:

Bên nợ: - chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: - phân bổ chi phí bán hàng cho kỳ sau (nếu chi phí lớn) - Giảm trừ chi phí bán hàng trong kỳ

- Kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào kết quả trong kỳ Tài khoản này không có số dư và được chi tiết theo các yếu tố chi phí:

TK6411: chi phí nhân viên TK6412: chi phí vật liệu, bao bì TK6413: chi phí dụng cụ, đồ dùng TK6414: chi phí khấu hao TSCĐ TK6415: chi phí bảo hành sản phẩm TK6417: chi phí dịch vụ mua ngoài TK6418: chi phí bằng tiền khác

1.3. Phương pháp hạch toán:

- Trong kỳ khi tính ra tiền lương phải trả công nhân viên bán hàng và trích các khoản theo lương tính vào chi phí, kế toán phản ánh bút toán sau:

Nợ TK 641(6411): chi phí bán hàng

Có TK 334: tiền lương phải trả nhân viên bán hàng Có TK 338(3382-3384) các khoản trích theo lương

- Hạch toán giá trị vật liệu xuất dùng phục vụ cho quá trình bán hàng: Nợ TK 641(6412):

Có TK 152 (hoặc TK6111):

+ Nếu giá trị CCDC xuất dùng nhỏ thì kế toán phản ánh toàn bộ vào chi phí bán hàng trong kỳ:

Nợ TK 641(6413)

Có TK 153 (hoặc TK6111)

+ Nếu giá trị CCDC xuất dùng lớn và sử dụng trong nhiều kỳ, kế toán phải phân bổ giá trị CCDC cho các kỳ kế toán.

BT1: khi xuất CCDC, kế toán ghi:

Nợ TK 142(1421): tổng giá trị CCDC xuất dùng Có TK 153 (hoặc TK6111):

BT2: phân bổ giá trị CCDC vào chi phí bán hàng trong kỳ: Nợ TK 641(6413): giá trị CCDC được phân bổ Có TK 142(1421):

Bút toán phân bổ ở các kỳ kế toán sau phản ánh tương tự. - Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 641(6414): Có TK 214:

Đồng thời ghi Nợ TK009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản. - Khi phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm tiêu thụ:

+ Nếu doanh nghiệp có kế hoạch trích trước chi phí bảo hành, thì bút toán trích trước chi phí bảo hành như sau:

Nợ TK 641(6415)

Có TK 335: chi phí trích trước

+ Khi phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 621,622,627:

Có TK 111,112,152,214,334:

Nợ TK 154:

Có TK 621,622,627:

+ Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi bút toán sau:

Nợ TK 335: nếu đã trích trước chi phí bảo hành

Nợ TK 641(6415): nếu chưa trích trước chi phí bảo hành Có TK 154:

+ Nếu chi phí trích trước về bảo hành sản phẩm lớn hơn chi phí bảo hành thực tế phát sinh thì kế toán ghi bút toán giảm trừ chi phí bảo hành:

Nợ TK 335: số chênh lệch Có TK 641(6415):

+ Nếu ngược lại, thì kế toán phải trích bổ xung chi phí bảo hành trong kỳ: Nợ TK 641(6415): số còn thiếu

Có TK 335: chi phí trích trước.

+ Trường hợp sản phẩm không thể sửa chữa được, doanh nghiệp phải xuất sản phẩm khác giao cho khách hàng, kế toán phản ánh bút toán:

Nợ TK 641(6415) Có TK 155

Trường hợp doanh nghiệp tổ chức bộ phận bảo hành độc lập thì khi chi phí sửa chữa thực tế phát sinh được tập hợp vào TK621,622,627. Cuối kỳ kết chuyển về TK154.

Khi sửa chữa xong giao lại cho khách hàng, kế toán bộ phận bảo hành ghi các bút toán sau:

BT1: phản ánh giá vốn: Nợ TK 632:

BT2: phản ánh doanh thu:

Nợ TK 111,112,136: tổng giá có thuế Có TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm ( như chi phí hoa hồng đại lý, thuê ngoài sửa chữa lớn TSCĐ...)

Kế toán tập hợp chi phí và hạch toán như sau: Nợ TK 641(6417):

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111,112,331: tổng giá thanh toán

- Các chi phí khác bằng tiền phát sinh khi bán hàng, kế toán ghi bút toán: Nợ TK 641(6418):

Có TK 111,112...

-Trong kỳ, khi có nghiệp vụ ghi giảm chi phí bán hàng, kế toán ghi bút toán: Nợ TK 111,112,138...

Nợ TK 142( 1422) chi phí chờ kết chuyển với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có hoặc có ít sản phẩm tiêu thụ thì được kết chuyển chi phí bán hàng sang TK142 chờ phân bổ cho các kỳ kế toán sau

Có TK 641: chi phí bán hàng

- Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản xác định kết quả theo bút toán sau:

Nợ TK 911: xác định kết quả Có TK 641: chi phí bán hàng

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIÊC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 25 -29 )

×