GIA ĐÌNH & HỖ TRỢ PHÒNG DỊCH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP
Tinh dầu tràm + xịt phòng bạch đàn chanh
Hoặc tinh dầu tràm + tinh dầu xịt phòng sả chanh
Hoặc tinh dầu tràm + tinh dầu xịt phòng oải hương
Từ xa xưa mọi người đã biết sử dụng tinh dầu để chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như dịch cúm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như khoa học cũng dần tiếp cận và bước đầu phát hiện và xác nhận giá trị phòng dịch của tinh dầu. Đã có nhiều lời khuyên của các chuyên gia y tế rằng:" Dùng vắc xin để phòng dịch nhưng đừng bỏ qua tác dụng của thảo dược" Với tinh thần kết hợp tây y và kinh nghiệm dùng thảo dược trong dân gian, xin giới thiệu combo tinh dầu HỖ TRỢ PHÒNG DỊCH như sau:
Trước hết cần thực hiện tiêm chủng theo các chương trình tiêm chủng của Bộ y tế. Tiếp theo dùng tinh dầu để nâng cao sức đề kháng và dệt khuẩn, vệ sinh môi y tế. Tiếp theo dùng tinh dầu để nâng cao sức đề kháng và dệt khuẩn, vệ sinh môi trường như sau:
Nguyên tắc phòng chống bệnh là làm ấm cơ thể, chống cảm lạnh để nâng cao sức để kháng kết hợp với việc khử trùng không gian sinh hoạt. Theo những nghiên cứu về y học và ứng dụng tinh dầu cho thấy có thể dùng tinh dầu tràm trà và bạch đàn chanh như sau để chống dịch sởi, cúm nói riêng, dịch do virut phát tán trong không khí lây truyền qua đường hô hấp nói chung:
Khả năng phòng virut của tinh dầu tràm trà theo cơ chế khi tinh dầu bay hơi hợp chất anpha terpinene sẽ phản ứng với oxi và khí cabonic tạo thành hợp chất peoxit có tính oxi hóa phản ứng và phá vỡ màng tế bào của virut tiêu diệt virut.
Có nhiều tinh dầu có thể hóa hợp với oxi và cacbonic để tạo thành chất peoxit có tính oxi hóa như nước oxi già để tiêu diệt virut và vi khuẩn. Ví dụ như tinh dầu hoa bưởi, vỏ bưởi, tinh dầu quế, hương nhu, sả, bạch đàn chanh, mùi, oải hương, tràm, ngọc am nói chung thuộc nhóm tinh dầu chiết suất từ thân, lá.
- Nhỏ 5 giọt tinh dầu tràm trà vào chậu nước ấm để tắm hàng ngày chống cúm, chống mẩm ngứa ngoài da.
- Nhỏ 2-3 giọt tràm trà vào chậu nước rửa đồ chơi, lau bàn ghế khi dịch bùng phát. - Dùng tinh dầu xịt phòng oải hương hoặc sả chanh hàng ngày xịt 3-4 phát cho không gian 12-15m2 phòng ngủ; 1-2 phát màn chụp, ngực áo hoặc yếm dãi. Khi tiếp xúc, chăm sóc với bệnh nhân sởi thì xịt 1 phát vào khẩu trang.
- Oải hương có hoạt chất linalool có tính sát khuẩn trung bình, khử mùi, giải stress. - Tràm có hoạt chất citral có tính sát khuẩn mạnh, sua đuổi muỗi, khử mùi
VIII.TINH DẦU TÂM LINH:
1.Bộ tinh dầu dùng cho các bài tập thiền & yoga:
Gồm tinh dầu gỗ đàn hương, trầm hương và ngọc am giúp thư giãn tinh thần, đẩy lùi phiền muộn, đi sâu vào trạng thái thiền định.
Cách sử dụng :
- Pha 1 giọt trầm + 1 giọt đàn hương + 3 giọt ngọc am xoa vào vai, gáy khi tập thiền hoặc yoga.
- Sử dụng 3 loại tinh dầu này cho đèn đốt tinh dầu để xông phòng tập.
2.Bộ tinh dầu dùng trong văn hóa tín ngưỡng :
Gồm tinh dầu Quế, Hồi, Trầm Hương sử dụng trong các nghi lễ, phong tục, văn hóa tín ngưỡng dân gian, phong thủy…
Cách sử dụng :
- Dùng để xua đuổi tà khí: nhỏ mỗi loại tinh dầu 1 giọt hòa với nước để lau bàn thờ, tráng rửa cốc chén, đồ thờ cúng.
- Nhỏ mỗi loại tinh dầu 1 giọt với nước, cùng với gạo đổ vào các góc và tâm nhà khi cúng chuẩn bị đổ móng xây nhà để chấn trạch;
- Pha 1ml tinh dầu quế + 2ml hồi + 2ml trầm với 500ml rượu 45 độ, khi cải táng đổ 100ml rượu pha tinh dầu xuống quan tài sau khi bật nắp, 400ml còn lại hòa với nước để rửa và lau chùi xương cốt trước khi sắp vào tiểu.