Các yêu cầu khi chọn công nghệ sấy chân không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo mô hình máy sấy chân không để sấy thực phẩm (Trang 30)

2.4.1. Về mặt công nghệ

Đáp ứng được nhu cầu xã hội, triển khai ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Chế độ sấy phù hợp với từng loại sản phẩm sấy (chủ yếu là độ ẩm và nhiệt độ), áp suất thấp hơn áp suất khí quyển và nhiệt độ sấy thấp hơn môi trường, độ ẩm không khí nhỏ hơn 30%, năng lượng tiêu hao là nhỏ nhất.

2.4.2. Về mặt thiết bị

Dễ chế tạo và lắp đặt, vận hành đơn giản, thiết bị làm việc ổn định. Có thể sử dụng sấy nhiều loại sản phẩm khác nhau, có khả năng tự động hóa. Khi vận hành không bị đọng sương trong buồng sấy.

2.4.3. Về mặt chế độ sấy

Chế độ sấy là cách thức tổ chức quá trình trao đổi nhiệt và ẩm giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy trong quá trình sấy. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trao đổi nhiệt ẩm kiểu tự nhiên hay cưỡng bức, hồi lưu hay không hồi lưu, tốc độ và nhiệt độ sấy, năng suất và chiều dày lớp vật liệu…Do đó chế độ sấy lạnh phải phù hợp với quy trình và yêu cầu bảo quản của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, nên phải thực hiện quá trình sấy hồi lưu.

2.4.4. Về mặt chất lượng sản phẩm

Sản phẩm sau khi sấy đảm bảo tính công nghệ để ứng dụng trong quá trình sản xuất như: dược liệu, hương liệu, vật liệu đặc biệt quý hiếm…Chất lượng sản phẩm phải tuân theo tiêu chuẩn. Đó chính là các yêu cầu về chất lượng khắt khe như hình dáng, kích thước và thể tích sản phẩm; không làm mất màu sắc tự nhiên của sản phẩm, nồng độ vị, chất thơm, men, vitamin, protêin, sự thấm nước thấm khí trở lại của sản phẩm sấy, độ ẩm cuối đạt được tùy theo nhu cầu sử dụng và bảo quản sản phẩm.

2.5. Kết luận

- Việc thiết kế và tính toán các hệ thống sấy chân không phụ thuộc rất nhiều vào các số liệu như: ẩm độ ban đầu, loại vật liệu sấy, kích thước dày mỏng.... Do đó trong quá trình nghiên cứu lý thuyết, nhóm tác giả chỉ phân tích mức độ ảnh hưởng và đánh giá định lượng các yếu tố còn các số liệu cụ thể sẽ nghiên cứu trong phần thực nghiệm.

- Phần chế tạo mô hình thực nghiệm, nhóm tác giả lựa chọn kiểu tủ sấy chân không vì kết cấu đơn giản, phù hợp với nguồn kinh phí và vẫn đảm bảo được các kết cấu, thông số để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm.

CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN MÔ HÌNH

Trong chương này nhóm tác giả tiến hành xây dựng mô hình thiết bị thí nghiệm trên tủ sấy chân không, trình bày phương pháp đo thời gian sấy, nhiệt độ tác nhân sấy và xử lý kết thu được theo từng loại vật liệu sấy và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả làm việc của tủ sấy.

3.1. Nhiệm vụ đặt ra và các yêu cầu

3.1.1. Nhiệm vụ đặt ra

Tính toán thiết kế mô hình bơm nhiệt theo các yêu cầu sau: - Năng suất sản phẩm sấy: 4 kg /mẻ

- Nhiệt độ buồng sấy: 30 ÷ 40 0C - Thời gian sấy: theo thưc nghiệm

- Độ ẩm đầu vào và ra: đo thực tế theo sản phẩm

- Vật liệu sấy: cà rốt tươi thái lát, đu đủ tươi thái lát, múi mít tươi - Hệ thống làm việc ổn định và an toàn

3.1.2. Các yêu cầu

- Xây dựng thiết bị thực nghiệm với mục đích thu thập các số liệu chính xác làm cơ sở để phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra các ý kiến và kết luận về các nhiệm vụ của đề tài cần giải quyết phần lý thuyết .

- Khi xây dựng thiết bị thực nghiệm, nhóm tác giả dựa trên các nguyên tắc là thực nghiệm phải lặp lại ít nhất là hai lần đo đạc và ở nhiều thời điểm trong ngày. Trên cơ sở số liệu đo được, tác giả tiến hành phân tích và xử lý kết quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo mô hình máy sấy chân không để sấy thực phẩm (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w