theo vùng
Số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học trong các vùng qua các năm đã có sự phát triển, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật quản lý cao của vùng. Nhưng sự phát triển đó xét về mặt cơ cấu thì nó vẫn còn một số tồn tại như : mất cân đối về tỷ trọng giữa các vùng, số sinh viên trên một đơn vị dân số giữa các vùng, số sinh viên theo học các khối ngành thiết yếu của vùng v.v. Những tồn tại đó làm cho những sinh viên đào tạo bậc Đại học xét theo vùng không phát huy được những khả năng của nó.
Những tồn tại đó có thể xét trên một số nguyên nhân khách quan sau :
* Nhân tố xã hội như trình độ dân trí trong các vùng kinh tế, khu vực nông thôn. Yếu tố này phát triển chưa cao làm cho nhận thức của họ về vai trò của việc học không quan trọng, nên việc học lên Đại học - Cao đẳng đối với người dân ở vùng này không được mấy quan tâm. Điều đó làm cho số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học của vùng không cao, tạo ra sự mất cân đối về tỷ trọng giữa các vùng.
* Tác động của sự nhận thức làm cho cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học giữa các vùng không đồng đều. Lượng sinh viên chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng và thành thị, với khả năng tìm kiếm việc làm và phát huy khả năng cao. Còn ở các vùng xa xôi hẻo lánh nơi cái nhân không có mấy cơ hội để thực hiện khả năng theo học của mình thì số người theo học không cao.
* Nhân tố kinh tế trong các vùng cũng là yếu tố tác động đến cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học của vùng. Điều kiện kinh tế chưa phát triển dẫn đến tình trạng hạn chế trong cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục. Bên cạnh đó là yếu tố đời sống dân cư, đời sống còn nhiều khó khăn cho nên họ không đủ điều kiện cho con em đi học. Những nguyên nhân về kinh tế đó đã phần nào tác động đến số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học, từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu sinh vên bậc Đại học giữa các vùng.
* Ngoài ra, những nhân tố khách quan tác động đến cơ cấu sinh viên bậc Đại học theo vùng còn có các nhân tố như chính trị, văn hoá, giới tính v.v. Các nhân tố đó tác động đến cơ cấu sinh viên bậc Đại học theo hai mặt tích cực và tiêu cực.
Ngoài những yếu tố mang tính khách quan tác động đến cơ cấu sinh viên bậc Đại học theo tiêu thức vùng thì một số chính sách kinh tế tác động của Nhà nước cũng có sự ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu sinh viên này.
Qua đó nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên giữa các vùng kinh tế, khu vực nông thôn - thành thị cho phù hợp với nên kinh tế. Các chính sách tác động đó là :
** Chính sách đầu tư giáo dục.
Trong thời gian qua, với sự phát triển của nền kinh tế lượng ngân sách đầu tư cho giáo dục Đại học luôn tăng cao về số lượng. Nguồn vốn đó đã góp phần mở rộng quy mô đào tạo, các loại hình trường lớp, qua đó góp phần tăng số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học xuất thân từ các vùng nông thôn và các vùng kinh tế khó khăn. Sự tăng lên về số lượng sinh viên trong khu vực nông thôn, vùng kinh tế khó khăn đã làm cho cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học xét theo tiêu thức thành thị nông thôn các vùng kinh tế có sự cân đối một cách hợp lý. Nguồn vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị vật dụng phục vụ cho đào tạo nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng trong thực tế của sinh viên vùng này. Bên cạnh đó những việc làm được, nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bậc Đại học trong việc xây dựng cơ cấu sinh viên theo vùng vẫn còn một số hạn chế.
* Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư từ giáo dục của chúng ta chủ yếu tập trung ở các Trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay một số thành phố lớn khác. Vì nguồn vốn đầu tư này thường dựa trên số lượng học sinh của các cấp học trong vùng. Do đó, số lượng người theo học lên cao ở các trung tâm lớn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu đào tạo, số lượng lớn đó đã gây ra tình trạng mất cân đối giữa các khu vực nông thôn thành thị hay các vùng kinh tế về sinh viên đào tạo bậc Đại học.
* Nguồn vốn đầu tư giáo dục chưa thực sự giúp đỡ một cách có hiệu quả trong việc xây dựng cơ cấu sinh viên bậc Đại học theo vùng. Vì số lượng sinh viên thu hút được tại các vùng kinh tế khó khăn, nông thôn bằng chính sách đầu tư giáo dục chưa cao. Nguyên nhân đó được giải thích là do việc đầu tư xây dựng các trường Đại học ngay tại các vùng đó chưa được phát triển rộng khắp. Đầu tư xây dựng chỉ làm được ở một số vùng do đó một số lượng lớn học sinh tốt nghiệp ở các vùng kinh tế khó khăn, miền núi xa xôi vẫn chưa khắc phục được sự hạn chế của họ về tài chính để theo học. Qua đó lượng sinh viên tại các vùng cũng bị ảnh hưởng, có sự phát triển không đồng đều gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu sinh viên đạo tạo giữa các vùng kinh tế về số lượng và chất lượng.
** Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất.
Sự chênh lệch về điều kiện kinh tế và khả năng đáp ứng các nhu cầu để phục vụ học tập trong hệ thống giáo dục bậc Đại học và các cấp học khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu đào tạo của chính hệ thống đó. Đối với hệ thống giáo dục bậc Đại học thì sự tác đó thể hiện rất rõ trong cơ cấu giữa các vùng kinh tế, thành thị và nông thôn. Khắc phục nhưng nhược điểm này nhằm hỗ trợ một phần cho các đối tượng sinh viên, chúng ta đã có hàng loạt các chính sách khuyến khích hỗ trợ
vật chất trong hoạt động giáo dục bậc Đại học như : học bổng, miễn giảm học phí, cho vay tín dụng v.v. Bên cạnh những mặt đã làm được để hỗ trợ sinh viên thì các chính sách này còn tồn tại một số hạn chế mà nó làm cho sinh viên thuộc các vùng kinh tế khó khăn nông thôn, không đạt tới được. Tiêu chuẩn để đủ điều kiện vay tín dụng sinh viên là phải đạt mức học lực là từ khá trở lên đối với sinh viên đang theo học, còn với sinh viên mới vào trường thì điểm trung bình các môn thi cũng phải đạt mức khá của trường. Quy định đó là quá cao so với số đông sinh viên trong các khu vực nông thôn và vùng kinh tế mà điều kiện kinh tế xã hội chưa cao. Do đó, chính sách cho vay vẫn chưa thực sự khuyến khích và tạo điều kiện cho nhóm đối tượng sinh viên thuộc các khu vực khó khăn trong việc theo học và khắc phục những khó khăn trong học tập của mình. Cũng theo quyết định số 270 thì hàng tháng số tiền nay nếu sinh viên có đủ điều kiện được vay là 120.000đ/tháng. Thực tế số tiền chi tối thiểu 1 tháng đối với một sinh viên cũng phải ở mức 300.000đ đó chưa kể mức học phí từ 120 - 180.000đ/tháng cho sinh viên bậc Đại học. Đối với sinh viên thuộc vùng nông thôn hay vùng kinh tế khó khăn như miền núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên nó là một số tiền lớn phần nào đã vượt qua khả năng đáp ứng của họ.
Vậy chính điều kiện vay và mức tiền vay vẫn còn nhiều hạn chế chưa đạt được hiệu quả cao trong việc khuyến khích đối tượng học thuộc các vùng kinh tế khu vực nông thôn đang gặp khó khăn ảnh hưởng đến cơ cấu sinh viên trong các vùng.
Đối với chính sách khuyến khích bằng học bổng thì với học bổng hiện tại cũng giúp phần nào nhóm đối tượng sinh viên khu vực nông thôn, vùng kinh tế khó khăn khắc phục được sự khó khăn trong học tập, nhưng con số sinh viên đó mới đạt quá ít. Điều kiện học lực khá và không thi lại môn nào trong một học kỳ thì mới đạt điều kiện xét học bổng, điều kiện này đối với sinh viên thuộc khu vực nông thôn và các vùng kinh tế khó khăn là một quy định cao vì với họ một số môn
học hàn toàn là mới mẻ như tin học, điện tử, ngoại ngữ v.v nên việc đạt điểm tốt qua một thời kỳ học với các môn này là khó. Trong khi đó sinh viên thuộc các vùng có điều kiện phát triển, việc tiếp thu và theo học các môn học kể trên đã có một nền tảng tương đối vững. Chính vì điều đó mà thực chất học bổng lại được dành cho số những người mà số tiền không thực sự cần thiết phục vụ cho sinh hoạt và học tập để họ có tiếp tục theo học hay không. Đối với sinh viên cần sự giúp đỡ để tiếp tục theo học thì lại không đủ điều kiện nhận học bổng.
Những điều kiện và quy định trong học bổng và cho vay chưa thực sự tạo điều kiện khuyến khích hỗ trợ cho số đông đối tượng cần thiết, chính nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên thuộc các vùng kinh tế và khu vực nông thôn chưa phát triển. Nguyên nhân trên gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học giữa các vùng kinh tế và khu vực nông thôn thành thị ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đất nước.