CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) * Hạch toán lao động tiền lương và BHXH:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG (Trang 25 - 26)

. Quy định của chính phủ về tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước:

B.CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) * Hạch toán lao động tiền lương và BHXH:

* Hạch toán lao động tiền lương và BHXH:

Chức năng cơ bản của kế toán lao động tiền lương là công cụ phục vụ sự điều hành, quản lý lao động có hiệu quả. Để thực hiện tốt các nghiệp vụ sau:

* Đối với kế toán tiền lương :

- Ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó với người lao động.

- Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng theo chế độ ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ, thẻ kế toán tiền lương đúng chế độ.

- Lập báo cáo về lao động tiền lương, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chế độ chính sách về lao động tiền lương.

* Đối với BHXH:

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình chi tiêu quỹ BHXH

- Thanh toán kịp thời BHXH cho công nhân viên cũng như cơ quan cấp trên.

- Lập báo cáo về quyc BHXH

* Hệ thống chứng từ kế toán về tiền lương và BHXH

- Bảng chấm công

- Bảng thanh toán tiền lương - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán tiền thưởng

Ngoài ra còn có thể sử dụng các chứng từ hướng dẫn nếu doanh nghiệp thấy cần như: Phiếu báo làm thêm giờ, biên bản tai nạn lao động, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành.

Tại mỗi một doanh nghiệp việc sử dụng các chứng từ kế toán tiền lương BHXH có khác nhau tuỳ thuộc vào từng đặc điểm hoạt động sx kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG (Trang 25 - 26)