Hiệu quả hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY SẢN XUẤT DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI (Trang 33 - 34)

- Tận dụng nguồn vốn của các bạn hàng thông qua thanh toán trả chậm hoặc xin ứng trước vốn trước khi xuất hàng Do công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng nên công ty cũng đã huy động được vốn từ hình thức

2.3.2.4Hiệu quả hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu của Công ty

Đánh giá chung:

Hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua tỏ ra rất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đồng thời, số lượng và cơ cấu nguồn hàng luôn đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, đáp ứng một cách tương đối đầy đủ các hợp đồng xuất khẩu.

Điều đó đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty năm sau cao hơn năm trước: năm 2000 đạt 4.097.172 USD, năm 2001 đạt 5.774.721 USD, năm 2002 đạt 9.245.432 USD và năm 2003 lên đến 15.983.827 USD, đồng thời góp phần làm cho doanh thu hàng xuất khẩu của Công ty tăng dần qua các năm: năm 2000 đạt 120.377.447 nghìn đồng, đến năm 2003 đã đạt 380.590.801 nghìn đồng.

Hiệu quả hoạt động tạo nguồn

Qua 2 năm thực hiện chiến lược tạo nguồn, khối lượng và chất lượng hàng hoá từ hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu của Công ty luôn đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2002 đạt 6.328 triệu đồng, tăng 5% so với kế hoạch đề ra. Năm 2003 đạt 14.003 triệu đồng, tăng 14,52 % so với kế hoạch và tăng 121% so với năm 2002.

Chất lượng nguồn hàng nông sản từ hoạt động tạo nguồn của Công ty luôn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tuy nhiên, giá trị nguồn hàng nông sản từ hoạt động tạo nguồn của Công ty còn tương đối nhỏ so với chi phí mà Công ty bỏ ra đầu tư cho các dự án tạo nguồn và so với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu của Công ty.

Trong 2 hình thức tạo nguồn hàng nông sản của Công ty, giá trị nguồn hàng từ hình thức đem nguyên liệu gia công sản phẩm giảm (từ 2.054 triệu đồng năm 2002 xuống 1.589 triệu đồng năm 2003) trong khi giá trị nguồn hàng từ hình thức tự sản xuất, khai thác hàng hoá lại tăng (từ 4.274 triệu đồng năm 2002 lên 12.414 triệu đồng năm 2003). Đây là một xu hướng tốt và là điều hoàn toàn hợp lý bởi sau khi hoàn thành và đi vào sử dụng một số hạng mục của Xí nghiệp Liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội, đối với một số sản phẩm (như chè…), Công ty đã có thể tự chế biến thành các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, không phải đi thuê gia công sản phẩm ở các cơ sở khác.

Hiệu quả hoạt động mua hàng

Bằng việc thiết lập mạng lưới chân hàng rộng khắp cả nước, thường xuyên củng cố quan hệ với các bạn hàng lâu đời, Công ty đã tạo ra được một nguồn hàng nông sản tương đối ổn định phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, do đánh giá không chính xác năng lực sản xuất của các nhà cung ứng nên đôi khi có một vài hợp đồng xuất khẩu Công ty không có hàng để đáp ứng, do đó để lỡ mất hợp đồng.

Do biết lựa chọn những địa điểm tối ưu để mua từng loại sản phẩm tối ưu nên chất lượng nguồn hàng của Công ty thường xuyên đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do đặc tính chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết, chất lượng hàng hoá trong từng thời điểm, từng mùa vụ tại một địa điểm có sự khác biệt nhau, dẫn đến việc một số chuyến hàng xuất khẩu bị trả về do chất lượng không đảm bảo.

Mặt khác, việc có các chân hàng rộng khắp cả nước đã khiến chi phí mua hàng của Công ty hiện vẫn ở mức

cao so với các công ty khác và so với định mức (chi phí mua hàng thường tăng hơn 2% so với định mức hàng năm của Công ty) do chi phí đi lại, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.

Dù vậy, giá trị nguồn hàng nông sản xuất khẩu từ hoạt động mua hàng của Công ty vẫn không ngừng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao (trên 90% tổng giá trị nguồn hàng nông sản xuất khẩu của Công ty), thường xuyên đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt, năm 2003, giá trị nguồn hàng nông sản xuất khẩu từ hoạt động mua hàng đạt 236.943 triệu đồng, tăng 70,68% so với năm 2002, tăng 11,2% so với kế hoạch đề ra.

Trong các hình thức mua hàng, hình thức mua hàng theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước chiếm tỷ trọng đáng kể (trên 80% giá trị nguồn hàng mua) với giá trị ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2001 tăng 38,36%, năm 2002 tăng 53,72%, năm 2003 tăng 74,81%. Hình thức mua hàng này giúp Công ty ổn định được nguồn hàng, có nguồn khá chắc chắn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mặt khác giúp Công ty tính toán được một cách chính xác và chặt chẽ các chi phí, so sánh giá mua và giá bán, giá mua với nhau để có được lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là mang tính rủi ro. Khi giá cả lên xuống thất thường, Công ty không kiểm soát nổi nên nhiều lô hàng phải chịu lỗ hoặc không có lãi khi giá xuất bằng giá mua. Tiếp đó là hình thức mua qua đại lý (chiếm tỷ trọng gần 12% giá trị nguồn hàng mua) và hình thức nhận bán hàng uỷ thác và ký gửi (chiếm tỷ trọng gần 2% giá trị nguồn hàng mua). Hình thức nhận bán hàng uỷ thác và ký gửi đem lại lợi nhuận thấp do Công ty chỉ nhận được chi phí uỷ thác, ký gửi, do đó Công ty không chú trọng hình thức này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY SẢN XUẤT DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI (Trang 33 - 34)