Theo con số thống kế gần đây nhât thì hiện nay thị trường Việt Nam có 120 công ty quảng cáo, 20 công ty dịch vụ nghiên cứu thị trường, 40 công ty chuyên tổ chức sự kiện, khoảng 130 công ty cung cấp dịch vụ BTL (Below the line), brand activation, 30 công ty dịch vụ PR. Con số thống kê này chỉ tính đến các công ty hoạt động chuyên nghiệp và có danh tiếng trên thị trường. Một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các công ty này đã tạo nên sự sôi động và cho thấy sức thu hút của lĩnh vực còn khá mới này cũng như tiềm năng phát triển hơn nữa trên thị trường.
Đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty trong nước và các công ty nước ngoài có đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các công ty này cạnh tranh với PROSCO không chỉ trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà còn có sự cạnh tranh gay gắt về nhân sự. Đối với hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh, các công ty chủ yếu kinh doanh với nhau về ý tưởng cho các hoạt động khuếch trương thương hiệu, các nhà cung ứng dụng cụ và công nghệ kỹ thuật mà công ty sử dụng để phục vụ khách hàng bằng chất lượng dịch vụ tốt nhât và chi phí cạnh tranh nhất. Hoạt động cạnh tranh về nhân sụ của các công ty cũng diễn ra vô cùng gay gắt. Lí do là bởi đây là một lĩnh vực ngành nghề mới xuất hiện ở Việt Nam, bên cạnh đó là do nhu cầu thị trường ngày càng tăng nên số lượng các công ty gia nhập thị trường
ngày một nhiều. Trong khi đó, nhân sự có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và làm việc một cách chuyên nghiệp là không nhiều.
Có thể nói rằng, tuy nhu cầu thị trường ngày một nhiều nhưng sự cạnh tranh giữa các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông với PROSCO diễn ra ngày một gay gắt để khẳng định thương hiệu và tên tuổi của mình trên thị trường.
- Các nhà cung ứng
Do có những hạn chế về nguồn vốn và nhân sự nên để thực hiện các chương trình truyền thông cho khách hàng PROSCO thường sử dụng công nghệ và kỹ thuật từ các nhà cung ứng bên ngoài.
Các nhà cung ứng bên ngoài này hoạt động như là một đối tác của công ty ngay từ những ngày đầu công ty mới thành lập. Do đó, mối quan hệ giữa hai bên là rất tin cậy và gắn bó. PROSCO thường không gặp nhiều khó khăn hay áp lực từ phía các nhà cung ứng.
Cũng như mối quan hệ của PROSCO với khách hàng, mối quan hệ giữa các nhà cung ứng với PROSCO cũng là mối quan hệ “hai bên cùng tồn tại”. Các nhà cung ứng hiểu rằng nếu họ hỗ trợ PROSCO các công cụ và phương tiện kỹ thuật tốt để dịch vụ mà PROSCO cung cấp cho khách hàng đạt chất lượng cao thì PROSCO sẽ có được nhiều khách hàng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là hoạt động kinh doanh của họ sẽ tốt hơn.
Có thể nói rằng, các nhà cung ứng là những người không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của PROSCO. PROSCO hiểu rằng khi quan hệ tốt với các nhà cung ứng thì hoạt động kinh doanh của PROSCO sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn. Vì thế đây cũng là mối quan hệ mà công ty mong muốn gìn giữ và phát triển thêm.