KHẨU VÀ BIỆN PHÁP THÁO GỠ:
V.1. Tình hình TNLĐ trong Nhà máy:
Trong thời gian qua nhà máy không xảy ra tai nạn lao động, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề có thể gây hại đến sức khỏe của người lao động, gây rủi ro về TNLĐ như:
• Tiếng ồn là một trong ngững tác nhân có hại đối với sức khỏe người lao động (giảm thính lực, đau tai,...)
• Bụi vải trong khu vực sản xuất (đường hô hấp, bệnh bụi phổi,...)
• Nhà máy đã trang bị các phương tiện BVCN thích hợp cho từng bộ phận nhưng vẫn còn một số công nhân không sử dụng BHLĐ: công nhân cắt vải không đeo găng tay thép, công nhân chuyền 5 không sử dụng bảo hộ mắt.
• Trong kho NPL một vài lần không tắt đèn khi ra về.
• Lối thoát hiểm, lối đi giữa các chuyền may còn bị chắn bởi các pallet hàng.
• Bình PCCC còn bị chắn.
• Các nguyên nhân gây mất an toàn lao động trong Nhà máy:
- Tiếng ồn phát ra từ máy móc.
- Một số công nhân ở các bộ phận thường xuyên không mang khẩu trang trong giờ làm việc.
- Công nhân vẫn chưa ý thức sử dụng bảo hộ lao động.
Gọi 115 nhờ trợ giúp hoặc chuyển BN tới BV ngay lập tức
Call 115 for helped or moving patient to hospital immediately
- Hàng hóa chắn bình cháy chữa cháy. • Đề xuất những biện pháp khắc phục:
• Biện pháp giảm tiếng ồn:
- Giảm nguồn phát sinh ra tiếng ồn ngay từ khi thiết kế chế tạo máy, quy hoach xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy.
- Bảo trì máy thường xuyên: tra dầu mỡ, vặn chặt các ốc vít,…
- Nhắc nhở công nhân sử dụng nút chống ồn.
• Ban ATLĐ kết hợp cùng quản lý chuyền, tổ nhắc nhở đối với những công nhân không đeo khẩu trang trong bộ phận mình.
• Tổ trưởng thường xuyên nhắc nhở công nhân trong tổ sử dụng BHLĐ cá nhân. Hằng năm duy trì huấn luyện toàn bộ công nhân viên về ATLĐ.
• An toàn về điện:
- Thủ kho hoặc người được ủy quyền mới đóng mở điện trong kho.
- Khi ra khỏi kho, phải cắt điện hoàn toàn.
- Trước khi về phải kiểm tra, cắt điện, dán niêm phong tủ điện.
- Tuyệt đối cấm câu móc đèn quạt sử dụng trong kho.
• Sắp xếp lại hàng hóa, các lối đi luôn luôn thông thoáng.
• Sắp xếp lại hàng hóa, di chuyển tất cả các vật làm chắn bình cháy chữa cháy.
V.2. Một số khó khăn và biện pháp tháo gỡ trong quá trình triển khai ápdụng các biện pháp an toàn lao động trong công ty: dụng các biện pháp an toàn lao động trong công ty:
• Khó khăn:
Người lao động:
- Ý thức chưa cao, thiếu nhận thức về ATVSLĐ. - Sơ suất không chú ý.
Điều kiện BHLĐ:
- Chưa đầy đủ.
- Máy trang bị hoặc quy trình công nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm. - Máy móc, trang thiết bị thiết kế chưa thật phù hợp.
- Độ bền các chi tiết của máy móc gây sự cố. - Thiếu thiết bị che chắn an toàn.
- Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn.
- Không thực hiện đúng quy tắc kỹ thuật an toàn. - Thiếu phương tiện BVCN thích hợp.
Tổ chức:
- Tổ chức làm việc chưa hợp lý.
- Bố trí máy và trang thiết bị sai nguyên tắc. - Thiếu các phương tiện đặc chuẩn.
- Tổ chức huấn luyện và giáo dục ATVSLĐ không đạt yêu cầu.
• Biện pháp tháo gỡ:
Người lao động:
- Khi công ty có tổ chức chương trình huấn luyện ATVSLĐ theo định kỳ thì toàn thể cán bộ, NLĐ trong công ty phải tham gia đầy đủ để nâng cao kiến thức VSATLĐ phòng tránh những tai nạn không đáng xảy ra.
- Tham gia khám sức khỏe đinh kỳ.
- Khi các ban lãnh, quản lý trong công ty, các chuyền trưởng,… nhắc nhở thì tuyệt đối tuân thủ.
- Có chế độ ăn uống hợp lý.
- Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ khi làm việc.
- Tuyệt đối tuân thủ theo các quy định về ATVSLĐ và các quy trình kỹ thuật an toàn.
- Đổi mới quy trình công nghệ.
- Cải thiện điều kiện làm việc: giải quyết thông gió và chiếu sáng tốt nơi làm việc.
- Dựa theo tính chất độc hại trong sản xuất, mỗi công nhân sẽ được trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp.
Tổ chức:
- Tổ chức chương trình huấn luyện ATVSLĐ cho toàn thể cán bộ, NLĐ trong công ty theo định kỳ để nâng cao kiến thức VSATLĐ phòng tránh những tai nạn không đáng xảy ra.
- Tổ chức khám sức khỏe đinh kỳ cho cán bộ-công nhân viên.
- Các ban lãnh, quản lý trong công ty, các chuyền trưởng,… thường xuyên nhắc nở công nhân của mình.
- Để tránh việc người khác không biết mà thao tác máy đó, cần khoa máy hoặc dán biển, đồng thời lắp đặt một số thiết bị an toàn để tránh vật rơi xuống gây nguy hiểm.
- Phân công lao động hợp lý.
- Các thành viên phụ trách ATVSLĐ cần có ké hoạch phòng ngừa tai nạn, thương tích nghề nghiệp, kế hoạch ứng cứu.
- Tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, bớt tiêu hao năng lượng.
- Cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất.
- Dùng chất không độc hoặc ít độc thay thế chất độc tính cao.