Thời gian:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 25)

nhiều vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ, cho nên phải sử dụng thời gian nhiều hơn so với kiểm tra. Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối. Khi tiến hành cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ đó thực chất là kiểm tra. Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc, lại lựa chọn được nội dung thanh tra. Kiểm tra và thanh tra là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua lại, gắn bó. Do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường nhắc đến cả cặp với tên gọi là thanh tra, kiểm tra hay kiểm tra, thanh tra.

1.2.2. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ

1.2.2.1. Chất lượng (Quality)

"Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:

- Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”.

- Theo tiêu chuẩn Pháp -NFX 50-109, chất lượng là “tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm hỏa mản nhu cầu người sử dụng”.

- Theo Oxford Pocket Dictionary, chất lượng là “mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản”

- Theo Harvey và Green (1993), chất lượng được định nghĩa như tập hợp các thuộc tính khác nhau:

+ Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection)

+ Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for purpose) + Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền bỏ ra (quality as value for money)

+ Chất lượng là sự chuyển đổi về chất (quality as transformation)…

Chất lượng cũng được đánh giá bằng “đầu vào”, “đầu ra”, bằng “giá trị gia tăng”, “giá trị học thuật”, bằng “văn hóa tổ chức riêng”, bằng “kiểm toán”…

Tác giả Nguyễn Hữu Châu, có một định nghĩa về chất lượng giáo dục và cả việc đánh giá nó, đó là: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” ([21], tr 6).

- Theo Juran một người Mỹ “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”. - Theo Crosby “ Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định” .

- Theo người Nhật - Ishikawa"Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”.

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: “Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”

Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải

đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.

Hệ thống quản lý chất lượng Yêu cầu của khách hàng Thỏa mãn khách hàng Trách nhiệm của lãnh đạo Quản lý nguồn lực Cung cấp dịch vụ Đo lường, phân tích và cải tiến Sản phẩm

Mô hình 1.1. Hệ thống quản lý chất lượng

: Hợp đồng thỏa

thuận giữa 2 bên

: Quan hệ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm cung cấp

Theo mô hình trên, ta thấy yêu cầu của khách hàng là chính đầu vào và đầu ra chính là sự thỏa mãn của khách hàng.

Khi yêu cầu của khách hàng đặt ra sản phẩm hay dịch vụ cần cung cấp, đòi hỏi lãnh đạo phải đo lường, phân tích và cải tiến nếu có cho phù hợp theo yêu cầu từ đó, tổ chức quản lý nguồn lực đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp cho khách hàng chính là kết quả của sản phẩm hay dịch vụ cung cấp. Đồng thời phải nắm bắt mức độ thỏa mãn của khách hàng như thế nào (liên hệ ngược) để có kế hoạch hay phương pháp cải tiến tốt nhất cho lần sau và cứ thế tiếp tục xoay vòng phát triển theo kiểu trôn ốc trong công tác quản lý

1.2.2.2. Quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là tập hợp hoạt động của chức năng quản lý chung để xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng

qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng.

Quản lý chất lượng là tất cả mọi hoạt động trong chức năng quản lý tổng quát nhằm xác định các mục tiêu của chính sách và trách nhiệm liên quan đến chất lượng; đồng thời triển khai những chính sách và trách nhiệm này bằng các phương tiện như kế hoạch chất lượng, các quy trình chất lượng, kiểm soát chất lượng, đánh giá chất lượng và cải thiện chất lượng, tất cả nằm trong một hệ thống chất lượng.

Tiêu chuẩn Việt nam về chất lượng “TCVN-5814-94” đã xác định “Quán lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, điều khiển và kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”. Theo đó, khái niệm quản lý chất lượng được xem xét ở những tiêu chí sau:

- Thứ nhất, quản lý chất lượng bao gồm hệ thống các biện pháp, phương pháp nhằm dảm bảo chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng với hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ hai, quản lý chất lượng được tiên hành ở tất cả quá trình hình thành chất lượng sản phẩm theo chu kỳ sống: nghiên cứu, thiết kế - sản xuất - tiêu dùng và bảo quản.

- Thứ ba, quản lý chất lượng là trách nhiệm của tất cả các cấp từ cán bộ lãnh đạo tới mọi thành viên trong tổ chức.

Quản lý chất lượng có 3 chức năng chính: Chức năng hoạch định chất lượng, chức năng điều khiển chất lượng và chức năng kiểm định đánh giá chất lượng.

1.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ

1.2.3.1. Giải pháp (solution)

- Theo Từ điển Tiếng Việt, giải pháp là “phương pháp giải quyết một

vấn đề cụ thể nào đó”. ([15], tr 373)

Có thể hiểu giải pháp là cách làm, cách đối phó nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó để đáp ứng cho mục tiêu và mục đích nhất định.

Giải pháp đa phần mang tính chủ quan. Giải pháp đặt ra có thể đưa đến chiều hướng tốt và cũng có thể có chiều hướng xấu; mang tính khả thi hoặc không mang tính khả thi. Vì vậy, khi đặt ra các giải pháp cần phải có sự nghiên cứu kỷ đến các tác động của nó trong từng hoàn cảnh, môi trường và lịch sử của vấn đề cần được giải quyết thì mới tránh được sự chủ quan, hạn chế các kết quả không mong muốn đảm bảo cho giải pháp có thể thành công và có hiệu quả cao nhất.

1.2.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ là dùng các phương pháp tích cực để tác động đến công tác kiểm tra nội bộ đạt được những mục đích mong muốn cao hơn. Để nâng cao được chất lượng của công tác kiểm tra nội bộ trong giải pháp cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Xác định rõ mục tiêu và mục đích của công tác kiểm tra. Kiểm tra nhằm mục đích xác nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý đúng hướng.

Hoạt động KTNBTH không có mục đích tự thân, mà chỉ tham gia vào qúa trình quản lý trường học bằng sự tác động vào đối tượng quản lý trong việc chấp hành với mục đích thể hiện sự phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và ngăn chặn các sai phạm, động viên giúp đỡ đối tượng nhằm thực hiện

tốt các quyết định quản lý, đảm bảo tốt việc chấp hành chính sách, pháp luật về giáo dục, phát hiện ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, khen chê kịp thời, xử lý cần thiết để cải tiến tổ chức quản lý giúp nhà trường nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

- Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho mọi người thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra không những đối với đối tượng kiểm tra mà còn cả đến đối tượng được kiểm tra. Nó giúp cho công tác quản lý, các hoạt động dạy học và phục vụ của nhà trường ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng. Yêu cầu đặt ra cho công tác KT nội bộ trường học hiện nay là đòi hỏi các cấp Đảng, các cấp chính quyền cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, đề cao kiểm tra nội bộ cơ quan đơn vị, tổ chức và nâng cao chất lượng hiệu quả của tổ chức KTNB; làm cho công tác kiểm tra là công cụ quan trọng để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước tăng cường tính kỷ luật và làm cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ theo học kỳ và năm học. Cầnvận dụng đồng bộ và sáng tạo các hình thức kiểm tra như kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ; các phương pháp như kiểm tra trực tiếp, gián tiếp và các phương pháp khác theo phương châm của Bác Hồ là: khéo kiểm tra thì bao nhiêu khuyết điểm cũng lòi ra hết.

- Phải dân chủ hoá và hiện đại hoá công tác kiểm tra. Hoạt động kiểm tra phải được tiến hành có kế hoạch, tổ chức công khai, thống nhất. Kiểm tra đánh giá, kết luận phải có căn cứ khoa học. Kết quả xử lý kỷ luật phải có tác dụng rõ rệt; phải phối hợp công tác kiểm tra nội bộ với cấp uỷ Đảng, các Đoàn thể trong trường, phòng thanh tra, thanh tra nhân dân cùng với các bộ phận có liên quan. Muốn vậy cần xây dựng cơ chế để mỗi đơn vị, đoàn thể

thật sự giám sát được. Mặt khác, để công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao cũng cần đổi mới, hiện đại hoá các thiệt bị, cơ sở vật chất, tạo điều kiện để công tác kiểm tra nội bộ của trường thực hiện công tác kiểm tra tốt hơn

- Tổ chức xây dựng đội ngũ kiểm tra nội bộ có phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Việc củng cố nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ là hết sức cần thiết vì thực tế trong những năm qua đội ngũ kiểm tra nội bộ của trường học vẫn còn mỏng về lực lượng, chất lượng chưa cao; cán bộ kiểm tra đa số kiêm nhiệm, khả năng đáp ứng yêu cầu mới thấp, vì vậy phải nhanh chóng thực hiện cụ thể: Kiện toàn bộ máy, xây dựng, rà soát, bổ sung quy chế làm việc; đẩy mạnh hơn nữa việc bồi dưỡng đào tạo lực lượng cán bộ kiểm tra; quan tâm giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ làm công tác kiểm tra; nghiên cứu tăng thêm quyền và trách nhiệm cho Ban kiểm tra của trường; tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của Hiệu trưởng, cấp uỷ, sự giúp đỡ của các đoàn thể nhà trường. Cần phải khắc phục tình trạng kiểm tra song trùng của đoàn thể và chính quyền.

- Chỉ đạo chặt chẻ công tác kiểm tra nội bộ. Hiệu trưởng nhà trường là người có quyền lực cao nhất quyết định cho công tác kiểm tra nội bộ. Việc thực hiện tốt hay không phần lớn là do Hiệu trưởng kế đến là phòng thanh tra bộ phận tham mưu cho Hiệu trưởng. Quy trình của kiểm tra nội bộ, các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải cụ thể rõ ràng minh bạch, đảm bảo sự công bằng hợp lý dân chủ nhưng không buông lõng dễ dãi làm cho có hình thức sẽ làm phản đi tác dụng của công tác kiểm tra nội bộ.

- Kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra mội bộ. Công tác kiểm tra hiện nay cần phải được nghiêm túc tổng kết đánh giá về hiệu quả để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, có phương hướng tốt hơn. Tình hình hiện nay đòi hỏi công tác kiểm tra nội bộ trường học phải có đổi mới và hoàn thiện sự phối hợp hoạt động giữa Đảng - Đoàn thể - Chính quyền nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Phải làm sao để công tác kiểm tra nội bộ

của trường trở thành cánh tay đắc lực của hiệu trưởng nói riêng và công tác quản lý nói chung.

1.3. Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trong bối cảnh hiện nay

Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật.

Kiểm tra được xem như là một bộ phận cấu thành hữu cơ của quản lý nhà nước, là phương tiện nhận thức của quá trình quản lý nhà nước. Giữa chúng không có khoảng cách. Bởi quản lý nhà nước, quản lý xã hội mà không có thanh tra, kiểm tra xem như không có quản lý. Nếu tách rời thanh tra, kiểm tra khỏi quản lý nhà nước, quản lý xã hội thì khác nào tách rời cái tai, cái mắt khỏi cơ thể con người; tách rời phương tiện nhận thức và phát triển trí tuệ của con người ra khỏi con người.

Phải xem thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong lãnh đạo, quản lý và điều hành của những người đứng đầu các cơ quan Đảng và nhà nước. Bởi qua kiểm tra, thanh tra giúp cho người lãnh đạo, quản lý cấp trên thấy được những yếu kém, thiếu sót, những điểm chưa phù hợp, thiếu đồng bộ của đường lối chính sách, của hệ thống pháp luật, đánh giá được năng lực, trách nhiệm điều hành và quản lý của người lãnh đạo, quản lý cấp dưới, đánh giá một cách đầy đủ, đúng đắn nơi nào, cá nhân nào làm tốt hoặc làm chưa tốt để biểu dương, uốn nắm kịp thời.

Nội dung của quản lý nhà nước, theo giai đoạn tác động, có ba chức năng cơ bản sau đây: ra quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực

hiện quyết định đó. Quyết định quản lý là sản phẩm đặc biệt của lao động quản lý. Để có được một quyết định quản lý, người ra quyết định phải trải qua một quy trình gồm nhiều bước. Trong đó, bước khởi đầu không thể thiếu là thu thập, phân tích và xử lý thông tin, đánh giá tình hình làm căn cứ cho việc ra quyết định. Những thông tin có được cũng cần được kiểm tra về tính khách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 25)