CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN LUẬT ĐẦU TƯ TRONG TÌNH HÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật đầu tư trong tình hình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa (Trang 31)

ĐẦU TƯ TRONG TÌNH HÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA

Sự ra đời của Luật Đầu tư 2005 là một nỗ lực lớn của nhà nước ta trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập, bình đẳng hóa việc đối xử với các nhà đầu tư, với các doanh nghiệp trên tinh thần hạn chế đến mức tối đa cho phép sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu. Bên cạnh một số tiến bộ nổi bật, các quy định liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài của luật này và các nghị định hướng dẫn đối với một số vấn đề cụ thể đã bắt đầu xuất hiện những bất cập và gây những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới hình thức thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) tại Việt Nam.

Những quy định của Luật Đầu tư và các điều khoản ghi rõ tại Nghị định 108/2008/NĐ-CP đã mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư, xóa bỏ một số rào cản đầu tư không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng hiện đại, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được,

việc thực hiện Luật Đầu tư và Nghị định 108 và các văn bản pháp luật có liên quan còn tồn tại và hạn chế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật đầu tư trong tình hình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa (Trang 31)