0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG TY TNHH MORITOMO HOLDINGS VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

II. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Biện pháp xử lý

Chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt: chủ đầu tư thu gom, phân loại, quản lý đúng quy định, sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý theo quy định.  Chất thải rắn sản xuất

- Chất thải rắn sản xuất không nguy hại: Công ty thu gom, phân loại quản lý đúng quy định, và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý đúng quy định.

Chất thải nguy hại

- Chủ đầu tư sẽ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án sẽ được thu gom, phân loại, lưu giữ và được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để mang xử lý và tiêu hủy theo đúng Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

Để thực hiện tốt việc quản lý chất thải rắn, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh. Chất thải rắn sẽ được phân loại ngay tại nguồn phát sinh nhằm tái sử dụng chất thải rắn, đơn giản hóa quá trình xử lý, giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tác động đến môi trường. Điều đó có thể thực hiện được bằng cách: trong từng khu vực sản xuất đều được trang bị các thùng đựng chất thải rắn được sơn màu khác nhau và trên thân thùng có ghi chú từng loại chất thải được chứa trong mỗi thùngnhư sau:

- Thùng 1 (màu xanh): chứa chất thải sinh hoạt;

- Thùng 2 (màu vàng) : chứa chất thải sản xuất không nguy hại; - Thùng 3 (màu đỏ) : chứa chất thải nguy hại.

Các thùng chứa được lót bên trong bằng túi nilon để tiện thu gom. Chất thải sau khi thu gom sẽ được bảo quản cẩn thận, không để xảy ra tình trạng các thùng chứa chất thải bị phân hủy bởi nước mưa và ánh sáng mặt trời (đặc biệt là đối với một số loại chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất, hoặc đối với những chất thải có thành phần dễ hòa tan trong nước hay dễ phân hủy, từ đó làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm).

Đối với chất thải nguy hại: đóng gói, bảo quản CTNH theo chủng loại trong các bồn chứa, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, đảm bảo không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường, có dán nhãn bao gồm các thông tin sau:

- Tên CTNH, mã CTNH theo danh mục CTNH. - Mô tả về nguy cơ do CTNH có thể gây ra.

- Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707 – 2000 về “Chất thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.

- Ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.

Sau khi phân loại tại nguồn, chất thải được chứa trong các thùng chứa chuyên dụng đối với từng loại chất thải và được tập trung chứa trong khu vực chứa chất thải.

Trong mỗi khu vực phát sinh chất thải rắn, chủ dự án có kế hoạch thu gom thường xuyên không để chất thải rắn tràn lan hay bị phân hủy bởi các thành phần trong môi trường. Các cống rãnh cũng có thể là nơi tích tụ chất thải cũng sẽ được nạo vét thường xuyên.

Tại khu vực chứa chất thải: phân chia các khu vực lưu trữ khác nhau bao gồm khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt, khu vực chứa chất thải sản xuất không nguy hại và khu vực chứa chất thải nguy hại.

3.4. Giảm thiểu tác động khác 3.4.1 Biện pháp xử lý nhiệt dư

Nhiệt dư phát sinh từ các máy móc thiết bị . Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt dư đến hoạt động của công nhân, công ty sẽ cho thông thoáng nhà xưởng để làm giảm thiểu nhiệt dư,

- Sử dụng các quạt công nghiệp để cấp không khí mát vào các khu vực quá nóng nực. Trong xưởng sản xuất không khí được trao đổi liên tục, thông thoáng nhờ hệ thống quạt thổi và thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa mái.

- Cây xanh, cây cảnh trồng xung quanh nhà xưởng, văn phòng, căng tin, giảm nhiệt độ không khí và tạo cảm giác mát mẻ cho công nhân vừa có tác dụng điều hòa điều kiện vi khí hậu trong khu vực.

3.4.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh từ công đoạn này cũng không quá lớn nên cũng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp tại đây. Tuy nhiên, Công ty cũng sẽ bố trí khu vực thông thoáng nhằm hạn chế việc gia tăng mức độ cộng hưởng tiếng ồn ở khu vực kín.

Ngoài ra, công ty cũng sẽ lắp đặt chân đế để giảm ồn rung cho máy móc, thường xuyên kiểm tra độ mài mòn, bôi trơn để giảm thiểu tiếng ồn đến mức thấp nhất có thể. Bên cạnh đó, Công ty sẽ tăng cường mật độ cây xanh nhằm hạn chế tiếng ồn, tạo cảnh quan làm cho môi trường làm việc xanh – sạch- đẹp.

Nếu có cháy nổ xảy ra trong quá trình hoạt động của nhà máy thì tác hại đối với tài sản và tính mạng của Công nhân trong nhà máy sẽ rất lớn. Vì vậy, trong nhà máy đảm bảo khâu thiết kế phù hợp với yêu cầu phòng cháy chữa cháy. Nội dung chủ yếu của việc này được vận dụng cụ thể đối với các phân xưởng sản xuất như sau:

- Đường nội bộ đến được tất cả các vị trí nhỏ nhất trong khu vực đặt hệ thống tráng phủ, đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể khống chế được lửa phát sinh ở bất kỳ vị trí nào trong khu vực này.

- Sắp xếp bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và khoảng cách an toàn cho công nhân làm việc khi có cháy nổ xảy ra.

- Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa phải được bố trí thật an toàn.

- Qui định cấm công nhân hút thuốc lá trong khu vực sản xuất, kho chứa hóa chất.

- Trang bị máy bơm chữa cháy chuyên dùng có áp lực lớn để nâng cao hiệu quả chữa cháy khi xảy ra cháy nổ.

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên bằng cách dán băng rôn, bảng hiệu đề phòng sự cố cháy. Huấn luyện cho toàn thể cán bộ công nhân viên các biện pháp phòng cháy chữa cháy khi có sự cố xảy ra.

- Thường xuyên phối hợp với công an phòng cháy chữa cháy của địa phương trong công tác phòng cháy chữa cháy theo qui định của Nhà nước Việt nam và thành lập đội phòng cháy chuyên trách, cùng địa phương tổ chức các buổi kiểm tra về công tác phòng cháy chửa cháy.

IV. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

4.1. Các công trình xử lý môi trường

Bảng 16. Các công trình xử lý môi trường

STT Công trình xử lý môi trường Kế hoạch thực hiện

1 Hệ thống thoát nước Lắp đặt đồng thời với quá trình

xây dựng dự án; đưa vào sử dụng khi dự án bắt đầu hoạt động 2 Hệ thống thu gom rác thải và điểm

tập kết rác

Lắp đặt đồng thời với quá trình xây dựng dự án; đưa vào sử dụng khi dự án bắt đầu hoạt động 3 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Lắp đặt đồng thời với quá trình

xây dựng dự án; đưa vào sử dụng khi dự án bắt đầu hoạt động

4 Cây xanh Trồng cây xanh trong và sau giai

đoạn xây dựng đảm bảo 15%.

4.2 Chương trình giám sát môi trường

Theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm ở nhà máy được thực hiện kết hợp với các cơ quan chuyên môn có chức năng và cơ quan quản lý môi trường địa phương.

Để bảo đảm các hoạt động của nhà máy được ổn định và không ngừng phát triển đồng thời khống chế các tác động tiêu cực đến với môi trường xung quanh, chương trình giám sát môi trường được đề nghị dưới đây,

- Các chỉ tiêu giám sát: pH, BOD5, COD, SS, Coliform, Tổng Photphat, Nitrat, Dầu mỡ;

- Vị trí giám sát: 01 điểm tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt - Tần suất giám sát : 2 lần/ năm đối với các điểm giám sát.

- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT, Tiêu chuẩn xả thải của KCN Trảng Bàng.

4.2.2. Đối với môi trường không khí

Đối với môi trường không khí xung quanh và trong khu vực sản xuất

- Các chỉ tiêu cần giám sát: Bụi, SO2, NO2, CO, tiếng ồn.

- Vị trí giám sát: tại 02 điểm, 01 điểm tại khu vực trước cổng bảo vệ của dự án và 01 điểm tại khu vực xưởng sản xuất.

- Tần suất giám sát: 02 lần/năm.

- Tiêu chuẩn áp dụng:

+ Tiêu chuẩn áp dụng QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn về chất lượng không khí xung quanh

+ Tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn là QCVN 26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

+ TCVSLĐ theo QĐ số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002  Đối với môi trường không khí tại nguồn

- Các chỉ tiêu cần giám sát: Bụi, SO2, NO2, CO, nhiệt độ.

- Vị trí giám sát: 01 điểm tại khu vực nồi hơi

- Tần suất giám sát: 02 lần/năm.

- Tiêu chuẩn áp dụng:

+ Tiêu chuẩn áp dụng QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

4.2.3. Quan trắc, giám sát các thành phần môi trường khác

Kiểm tra công tác quản lý CTR thông thường, CTR nguy hại (quá trình thu gom, lưu giữ, phân loại rác tại nguồn; khối lượng rác thải và thành phần chất thải nguy hại phát sinh, quá trình lưu trữ chất thải và quá trình chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý)

Kiểm tra việc trồng cây xanh.

Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, an toàn vệ sinh lao động. Các số liệu trên sẽ thường xuyên được cập nhật hóa, đánh giá và ghi nhận kết quả. Nếu có phát sinh ô nhiễm, Chủ đầu tư sẽ có biện pháp xử lý thích hợp.

4.2.4. Chế độ báo cáo giám sát môi trường

Để đảm bảo hoạt động của dự án không gây tác động đến môi trường xung quanh và để đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường, với phương pháp quan trắc môi trường nền sẽ được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của dự án.

4.2.5. Kinh phí giám sát chất lượng môi trường

Ước tính kinh phí giám sát trong quá trình hoạt động của dự án: 6.000.000 đồng/đợt giám sát (6 tháng/lần)

V.CAM KẾT THỰC HIỆN

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động đến môi trường của Dự án tới môi trường nước và không khí, chúng tôi xin cam kết như sau:

1. Cam kết thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động đã nêu trong báo cáo

Công ty TNHH Moritomo Holdings Việt Nam là đơn vị chủ đầu tư Dự án, cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các giải pháp giảm thiểu những tác động do dự án gây ra như đã nêu trong báo cáo, cụ thể như sau:

Thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi và tiếng ồn Thực hiện các giải pháp phòng chống cháy nổ.

Thực hiện các biện pháp xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, và chất thải nguy hại.

Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.

4. Cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi trường

Trong quá trình hoạt động của dự án, Công ty TNHH Moritomo Holdings Việt Nam cam kết xử lý chất thải đạt các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về Môi trường:

Đối với nước thải sinh hoạt: Đảm bảo xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT Cột B trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN

Đối với chất lượng môi trường không khí xung quanh: Đảm bảo đạt QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

Đối với chất lượng môi trường không khí trong khu vực xưởng sản xuất: đảm bảo đạt Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT – 10/10/2002)

Đối với tiếng ồn: Đảm bảo đạt QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn..

Công ty sẽ tiến hành phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý CTNH với CTR thông thường theo đúng hướng dẫn của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 - thông tư quy định về quản lý CTNH và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ.

Công ty sẽ quy hoạch khoảng 20% diện tích khu đất dùng cho việc trồng cây xanh có tán nhằm tạo sự thoáng mát trong khuôn viên dự án

5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam

- Tuân thủ nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và các Nghị định, Thông tư có liên quan đến công tác thực hiện, quản lý và xử lý chất thải trong quá trình hoạt động.

- Cam kết thực hiện báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ hằng năm (định kỳ 06 tháng/một lần) gửi đơn vị có thẩm quyền;

- Hợp tác với cơ quan quản lý môi trường của địa phương trong việc thực hiện các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường của khu vực.

- Chịu tránh nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.

CÔNG TY TNHHMORITOMO HOLDINGS VIỆT NAM Đại diện

Một phần của tài liệu CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG TY TNHH MORITOMO HOLDINGS VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

×