THI HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN Năm học 2013

Một phần của tài liệu Đề thi và đáp án học sinh giỏi môn sinh lớp 9 năm 2013 (1) (Trang 59)

- Xỏc nh ki u gen: đị ể

4, Số lượng từng loại nu.mụi trường cung cấp khi gen đú nhõn đụi 3 lần:

THI HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN Năm học 2013

Năm học 2013 - 2014

Mụn Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài 120 phỳt (Khụng kể giao đề)

Câu1:( 1đ)

Nêu điều kiện nghiệm đúng chung cho định luật phân li và phân li độc lập? Điều kiện nghiệm đúng riêng cho định luật phân li độc lập.

Câu2: (1đ) :

So sánh quá trình tổng hợp ARN với quá trình nhân đôI AND.

Câu 3:(1đ)

Nhóm gen liên kết là gì và vì sao có hiện tợng đó? Nêu ý nghĩa của liên kết gen.

Câu4 :(1đ)

(1đ) Bệnh đao là gì? Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh đao?

Câu5: (1,5đ)

Nêu các loại ARN và chức năng của chúng.

Câu 6:(1,5đ)

Nêu khái niệm, các dạng và nguyên nhân của đột biến gen

Câu7: (3đ):

Gen D: Quả đỏ, trội hoàn toàn so với gen d: quả vàng Gen N: Lá chẻ, trội hoàn toàn so với gen n: lá nguyên

Xác định kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai cho các trờng hợp sau đây:

a, Cho cây quả đỏ, lá chẻ thuần chủng giao phấn với cây quả vàng,lá nguyên. b, Cho cây quả đỏ, lá nguyên thuần chủng giao phấn với cây quả vàng, lá chẻ thuần chủng.

C, Cho cây quả đỏ, lá nguyên tự thụ phấn.

Đáp án chấm sinh Câu1: 1đ

Mỗi ý đúng cho 0,5đ

a, Điều kiện nghiệm đúng chung cho quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. - Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng đợc theo dõi.

- Tính trạng trội phải là trội hoàn toàn. - Số lợng cá thể con lai phải đủ lớn.

b, Điều kiện nghiệm đúng riêng cho định luật phân li độc lập:

Các cặp gen quy định các cặp tính trạng đợc theo dõi phải phân li độc lập, tức là mỗi gen phải nằm trên một nhiễm sắc thể khác nhau.

Câu2:1đ

a, Điểm giống nhau( 0,5đ)

-Đều đợc tổng hợp từ khuôn mẫu của AND dới tác dụng của enzim.

-Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các nhiễm sắc thể ở kì trung gian, lúc nhiễm sắc thể ch soắn.

- Đều có hiện tợng tách hai mạch đơn AND

- Đều có hiện tợng liên kết giữa các nucleôtit của môi trờng nội bào với các nuclêôtit trên mạch AND

B, Điểm khác nhau: (0,5đ)

Quá trình tổng hợp ARN Quá trình nhân đôI ADN

Xảy ra trên một đoạn của AND tơng ứng

với một gen nào đó Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN Chỉ có một mạch của gen trên AND làm

mạch khuôn. Cả hai mạch AND làm mạch khuôn

Mạch A RN sau khi đợc tổng hợp rời

AND ra tế bào chất Một mạch của AND mẹ liên kết với mạch mới tổng hợp thành phân tử AND con

Câu3:1đ

a, Nhóm gen liên kết: ( 0,5đ)

-Nhóm gen liên kết là nhóm gồm nhiều gen phân bố trên cùng một NST cùng phân li và cùng tổ hợp trong giảm phân và thụ tinh.Số nhóm gen liên kết thờng bằng với số NST trong bộ đơn bội (n) của loài .Nguyên nhân của hiện tợng xuất hiện nhóm gen liên kết là do trong tế bào , số lợng NST ít hơn nhiều so với số gen, nên mỗi NST phải mang nhiều gen.

b, ý nghĩa: ( 0,5đ)

Liên kết gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp, làm giảm tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình của các cá thể trong loài.

- liên kết gen đảm bảo cho sự di tuyềnbền vững của từng nhóm tính trạng đợc quy định bởi các gen nằm trên một NST. Nhờ đó trong chọn giống ngời ta có thể chọn đợc những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm cùng nhau.

-

Câu4:1đ

a, Khái niệm bệnh đao: (0,5đ)

Bệnh đao là hội chứng phát sinh ở những ngời thuộc thể dị bội 3 nhiễm, thừa một NST số 21, trong tế bào dinh dỡng có 3 NST 21, tức thuộc dạng 2n+1 = 47 NST

b, Cơ chế ( 0,5đ)

Trong giảm phân tạo giao tử, Cặp NST số 21 trong tế bào sinh giao tử của bố( hoặc của mẹ) không phân li dẫn đến tạo hai loại giao tử: loai giao tử chứa 2 NST số 21 và loại giao tử không chứa NST 21. giao tử chứa 2 NST số 21 kết hợp giao tử bình thờng chứa 1 NST số 21 tạo hợp tử chứa 3 NST số 21 và bị bệnh đao.

Câu5:1,5đ( mỗi loại cho 0,5đ)

- các loại ARN và chức năng của chúng.

ARN là axit ribônuclêic .Tuỳ theo chức năng mà phân chia làm 3 loại; ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN ribôxôm

+ A RN thông tin( mARN):

Có chức năng truyền đạt thông tin quy định cấu chúc của prôtêin cần tổng hợp trên ARN đến ribô xôm, là nơI tổng hợp prôtêin.

+ARN vận chuyển( tARN).

Có chức năng vận chuyển axit amin đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin +ARN ribôxôm( rARN)

Là thành phần tham gia cấu tạo ribôxôm.

Câu6:1,5đ( Đúng mỗi ý cho 0,5đ)

+khái niệm đột biến gen:

Đột biến gen là những biến đổi cấu trúc của gen có liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtít nào đó, xảy ra ở một hay một số vị trí nào đó của phân tử AND. + các dạng đột biến:

- Mất một hay một số cặp nuclêôtít. - Thêm một hay một số cặp nuclêôtít.

- Thay cặp nuclêôtít này bằng cặp nuclêôtít khác. +Nguyên nhân của đột biến gen.

- trong tự nhiên đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử AND dới ảnh hởng trực tiếp của môi trờng trong và bên ngoài cơ thể.

- Trong thực nghiệm ngời ta có thể gây ra đột biến nhân tạo bằng tác nhân lý, hoá học.

Câu 7 :(3đ)

Làm đúng mỗi phần cho 1đ

a, P: Quả đỏ, lá chẻ thuần chủng x quả vàng, lá nguyên: (1đ)

- Cây p có quả đỏ,lá chẻ thuần chủng mang kiểu gen DDNN - - cây p có quả vàng, lá nguyên mang kiểu gen ddnn

Sơ đồ lai:

P : DDNN ( đỏ,lá chẻ) X ddnn (vàng, lá nguyên) GP : DN dn

F1 : mang kiểu gen DdNn

Kiểu hình 100% quả đỏ, lá chẻ

b, P : Quả đỏ lá nguyên, thuần chủng X quả vàng, lá chẻ thuần chủng :

(1đ)

- Cây p có quả đỏ, lá nguyên thuần chủng mang kiểu gen DDnn - Cây p có quả vàng,lá chẻ thuần chủng mang kiểu gen ddNN Sơ đồ lai: P : DDnn(đỏ,lá nguyên) X ddNN ( vàng,lá chẻ) GP : Dn dN F1 : Kiểu gen DdNn Kiêủ hình 100% quả đỏ,lá chẻ c, P có quả đỏ, lá nguyên tự thụ phấn: (1đ)

cây p có quả đỏ,lá nguyên, mang kiểu gen DDnn hoặc Ddnn P tự thụ phấn: vậy ta có 2 sơ đồ lai

- Trờng hợp 1:

P : DDnn( đỏ, lá nguyên) X DDnn ( đỏ, lá nguyên) GP : Dn Dn

F1 : Kiểu gen DDnn

Kiểu hình 100% quả đỏ,lá nguyên - Trờng hợp 2:

P : Ddnn( đỏ,lá nguyên) X Ddnn ( đỏ, lá nguyên) GP : Dn,dn Dn,dn

F1 : Kiểu gen 1 DDnn : 2Ddnn: 1 ddnn

Kiểu hình: 3 quả đỏ,lá nguyên: 1 quả đỏ,lá nguyên.

đề thi học sinh giỏi cấp huyện

Năm học: 2013 – 2014

Môn: Sinh học 9

Câu 1: ( 2 điểm)

a, Nêu các khái niệm di truyền, biến dị, tính trạng, kiểu gien, kiểu hình?

b, Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính.

Câu 2( 2 điểm)

a, Trình bày cấu trúc và chức năng của NST ?

b, Nêu chức năng của AND ? giải thích vì sao 2 AND con đợc tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống AND mẹ ?

Câu 3 ( 1 điểm)

Trình bày cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội 3 nhiễm và thể 1 nhiễm ? Vẽ sơ đồ minh họa ?

Câu 4( 2 điểm)

Có 3 hợp tử nguyên phân một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tất cả 28 tế bào con. Biết theo thứ tự các hợp tử I, II, III thì lần lợt có số lần nguyên phân hơn nhau một lần?.

Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con của mỗi hợp tử I, II, III

Câu 5 ( 3 điểm)

ở đậu Hà Lan, thân cao hạt vàng là hai tính trạng trội so với thân thấp và hạt xanh, các tính trạng di truyền độc lập với nhau.

Xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai cho các trờng hợp sau đây: a, Bố thân cao, hạt xanh, mẹ thân thấp, hạt vàng

b, Bố thuần chủng thân cao, hạt vàng, mẹ thuần chủng thân thấp, hạt xanh

………Hết………

đáp án biểu điểm

Câu 1 ( 2 điểm)

- Di truyền là hiện tợng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

- Biến dị là hiện tợng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể; ví dụ cây đậu có tính trạng thân cao, hạt vàng, quả lục, quả vàng ..…

- Kiểu hình là sự tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

- Kiểu gien là sự tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

b, Khái niệm ( 0,5 điểm)

- Biến dị tổ hợp là loại biến dị xuất hiện ở con do sự sắp xếp lại các yếu tố di truyền trong qúa trình sinh sản của bố mẹ.

- Loài sinh vật ( 0,5 điểm)

Các loài sinh vật sinh sản giao phối( hữu tình) có nhiều biến dị hơn các loài sinh sản vô tính vì:

+ Sinh sản vô tính chỉ dựa vào sự nguyên phân không có sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các gen để sắp xếp lại tạo nhiều kiểu gen, kiểu hình mới. Con chỉ sao chép nguyên vẹn các đặc điểm di truyền của bố mẹ.

+ Trong sinh sản giao phối, có sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do làm cho các gen có điều kiện sắp xếp lại theo nhiều cách khác bố mẹ và tạo nhiều biến dị tổ hợp.

Câu 2 ( 2 điểm)

a, ( 1 điểm) Cấu trúc điển hình của NST đợc biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào, vì ở kì này các NST đã co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trng:

+ Về kích thớc: Có chiều dài từ 0,5 đến 50Mm, đờng kính từ 0,2 đến 2 Mm + Về hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V

+Về cấu tạo: Mỗi NST kép gồm 2 cromatit đính với nhau ở tâm động. Mỗi cromatit gồm phân tử ADN và protein loại histon.

- Chức năng của NST:

NST có chức năng di truyền các tính trạng: vì các tính trạng của loài và của cơ thể đợc qui định bởi các gen nằm trên ADN của NST. Khi ADN mang gen tự sao sẽ dẫn

đến hoạt động tự nhân đôi của NST. Nhờ đó các gen qui định các tính trạng đợc di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể .

b, ( 1 điểm) Chức năng của ADN là : + Lu giữ thông tin di truyền

+ Truyền đạt thông tin di truyền.

Hai ADN con tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ vì:

+ Theo NTBS các Nu của mạch khuôn liên kết với các Nu của môi trờng nội bào : A – T; G – X và ngợc lại.

+ NT khuôn mẫu: Mạch mới của ADN con đợc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.

+ NT bán bảo toàn( hay NT giữ lại một nửa) mỗi ADN con có một mạch từ ADN mẹ và một mạch mới đợc tổng hợp.

Câu 3: ( 1 điểm)

Cơ chế (0,5 điểm)

Trong quá trình phát sinh giao tử, 1 cặp NST của tế bào sinh giao tử không phân ly ( các cặp NST còn lại phân ly bình thờng) tạo ra 2 loai giao tử: loại giao tử chứa cả 2 NST của cặp đó ( n + 1) và loại giao tử không chứa NST của cặp đó (n-1). Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thờng n trong thu tinh tạo ra hợp tử 3 NST ( 2n +1) và hợp tử 1 NST ( 2n – 1)

-Sơ đồ minh họa: ( 0,5đ) P: 2n x 2n

Gp: n,n n + 1, n – 1 F1: 2n +1 2n – 1 ( thể 3 nhiễm) ( thể 1 nhiễm)

Câu 4: ( 2đ)

áp dụng công thức tính số tế bào con tạo ra từ mỗi hợp tử là 2x với x là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử. Ta có số tế bào con có thể là:

21 = 2; 22 = 4; 23 = 8; 24 = 16; 25 = 32Tổng số tế bào con tạo ra từ 3 hợp tử là 28. Tổng số tế bào con tạo ra từ 3 hợp tử là 28. Ta có 28 = 4 + 8 + 16 = 22 + 23 + 24

Do hợp tử sau có số lần nguyên phân lần lợt hơn hợp tử trớc một lần nên: + Hợp tử I nguyên phân 2 lần tạo 4 tế bào con.

+ Hợp tử II nguyên phân 3 lần tạo 8 tế bào con. + Hợp tử III nguyên phân 4 lần tạo 16 tế bào con.

Câu 5 ( 3đ)

Quy ớc : A : thân cao ; a thân thấp B: hạt vàng ; b: hạt xanh

a, ( 2đ) Bố thân cao, hạt xanh x mẹ thân thấp, hạt vàng: - Bố thân cao hạt xanh có kiểu gen : AAbb hoặc Aabb

- Mẹ thân thấp hạt vàng có kiểu gen: aaBB hoặc aaBb phép lai có thể là: P: AAbb x aaBB; P: AAbb x aaBb

P: Aabb x aaBB; P: Aabb x aaBb Sơ đồ lai:

TH1: Nếu P: Aabb x aaBB Gp: Ab aB F1: AaBb

Kiểu hình 100% thân cao, hạt vàng TH2: Nếu P: AAbb x aaBb

Gp: Ab aB, ab F1: 1 AaBb: 1 Aabb Kiểu hình: 1 thân cao, hạt vàng 1 thân cao hạt xanh TH3: Nếu P: Aabb x aaBB Gp: Ab, ab aB F1: 1 AaBb: 1 aaBb

Kiểu hình: 1 thân cao, hạt vàng 1 thân thấp, hạt vàng

TH4: Nếu P: Aabb x aaBb Gp: Ab,ab aB,ab

Kiểu hình: 1 thân cao, hạt vàng 1 thân cao, hạt xanh 1 thân thấp, hạt vàng 1 thân thấp, hạt xanh

B, (1đ) Bố thuần chủng thân cao hạt vàng, mẹ thuần chủng thân thấp hạt xanh: - Bố thuần chủng thân cao, hạt vàng có kiểu gen: AABB

- Mẹ thuần chủng thân thấp, hạt xanh kiểu gen: aabb Sơ đồ lai:

P: AABB x aabb Gp: AB ab F1: AaBb

Kiểu hình: 100% thân cao, hạt vàng

Một phần của tài liệu Đề thi và đáp án học sinh giỏi môn sinh lớp 9 năm 2013 (1) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w