Phân tích chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm công trình đường điện 25KV TP Hải Dương.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG (Trang 30 - 33)

Năm 2006 Chứng từ ghi sổ

2.7.2 Phân tích chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm công trình đường điện 25KV TP Hải Dương.

TP Hải Dương.

Trước khi thực hiện một công trình nào, bao giờ công ty cũng phải lập dự toán thi công. Bản dự toán công trình bao gồm: hồ sơ thiết kế, chi phí dự toán, giá thành dự toán, thời gian thi công, địa điểm và các điều khoản cam kết ràng buộc hai bên.

Chi phí dự toán được lập căn cứ vào khối lượng xây lắp nhận thầu, đơn giá của các khoản mục chi phí. Từ chi phí dự toán làm cơ sở tính giá thành dự toán sản phẩm xây lắp.

Khi công trình tiến hành thi công, căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh kế toán tổng hợp lại và tính ra giá thành thực tế .

Sau đây là bảng phân tích chi phí và giá thành sản phẩm công trình Đường điện 35KV TP Hải Dương.

Biểu 2.30

Công ty CPXD&PTCSHT Bảng phân tích giá thành sản phẩm xây lắp Quý II/ 2006

Công trình: Đường điện 35KV TP Hải Dương

Khoản mục chi phí

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Chi phí NVL TT 127.715.420 72,83 % 130.025.698 75,51 % 2.310.278 1,34% Chi phí NCTT 27.450.670 15,65 % 25.358.000 14,73 % (2.092.670) (1,22%) Chi phí MTC 4.742.967 2,7% 4.683.000 2,72% (59.967) (0,035%) Chi phí SXC 15.460.932 8,82% 12.119.000 7,04% (3.341.932) (1,94%) Cộng 175.669.989 100% 172.185.698 100% (3.184.291) (1,85%)

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy giá thành thực tế có thấp hơn giá thành dự toán. Điều đó nói lên công tác lập dự toán kế hoạch công tác quản lý sản xuất của công ty tương đối tốt, đã tiết kiệm được chi phí sản xuất tạo cơ sở cho việc hạ giá thành sản phẩm, là lợi thế cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá chính xác các nguyên nhân làm giảm chi phí sản xuất cũng như mức độ tác động của từng yếu tố đến tổng giá thành, ta nên xem xét riêng từng khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm so với giá dự toán.

*Chi phí NVLTT

Đầu năm 2006, giá cả NVL tăng do đó làm cho khoản mục chi phí NVLTT tăng so với dự toán là 2.310.278đ. Công trình Đường điện 35KV TP Hải Dương có quy mô nhỏ nên thiệt hại về việc tăng giá NVL tương đối nhỏ, mà nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện khách quan tác động. Như vậy việc sử dụng NVL của công ty được quản lý tốt, quá trình hợp lý vừa đảm bảo chất lượng công trình vừa tiết kiệm được nguyên vật liệu. Điều đó được thể hiện qua việc giá cả thị trường về các loại nguyên vật liệu có tăng nhưng chi phí NVL tăng có ảnh hưởng không đáng kể đến giá thành sản phẩm. Nếu bỏ qua yếu tố khách quan là việc tăng giá cả thì yếu tố chủ quan là việc sử dụng có hiệu quả NVL của công ty là điều đáng mừng, cần được phát huy. Bên cạnh đó, công ty cần nghiên cứu giá cả thị trường để dự đoán mức tăng giá NVL để dự toán chi phí NVL được chính xác tránh gây thiệt hại cho công ty.

*Chi phí nhân công trực tiếp.

Khoản mục chi phí này giảm so với dự toán 2.092.670đ tương ứng 1,22%. Điều này cho thấy doanh nghiệp quản lý chặt chẽ có kế hoạch tổ chức laơ động một cách hợp lý. Chế độ đãi ngộ của công ty có hiệu quả đã tăng năng suất lao động, tăng tinh thần đoàn kết hăng say lao động trong công nhân. Nhưng với công nhân trong công ty giảm chi phí NCTT không phải là giảm trừ lương, thưởng mà do tiến trình thi công được đẩy nhanh tiến độ nên làm chi phí nhân công giảm.

Ngoài ra, do lao động công trình chủ yếu được thuê ngoài, địa điểm thi công thuộc địa bàn đông dân, lực lượng lao động dồi dào nên chi phí lao động thuê ngoài tương đối rẻ, đã tiết kiệm cho doanh nghiệp một phần chi phí sản xuất.

*Chi phí sử dụng máy thi công.

Trong công trình này chi phí sử dụng máy thi công chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí (2,72%) nhưng nó cũng là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công góp phần hạ giá thành sản phẩm, so với dự toán chi phí MTC thực tế giảm 59.967đ (0,035%). Tuy mức giảm chiphí không cao nhưng đã nói lên nói ý thức tiết kiệm chi phí của công ty.

*Chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung thực tế giảm so với dự toán 2.341.932đ tương ứng 1,94%. Đây là khoản mục chi phí tiết kiệm lớn nhất trong tất cả các khoản mục và có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý chi phí. Vì chi phí này liên quan đến quyền lợi của những người quản lý công trình, chịu trách nhiệm về chất lượng và khối lượng thi công. Công ty đã có kế hoạch thực hiện tốt việc quản lý các khoản mục chi phí từ chi phí quản lý thi công đến các bộ phận thi công.

Điều này cũng là lẽ thường tình, bởi lẽ công ty hoạt động theo hình thức cổ phần, người bỏ vốn đầu tư phải chịu trách nhiệm về khoản vốn góp của mình, nên họ phải tìm những biện pháp tối ưu nhất để hoạt động có hiệu quả. Mà điều quan trọng là quản lý tốt đồng tiền mình bỏ ra, làm cho nó sinh lời. Xuất phát từ quan điểm đó, công ty làm tốt công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm các giải pháp sử dụng có hiệu quả các chi

phí phát sinh. Không chỉ nâng cao chất lượng công trình tạo uy tín cho doanh nghiệp mà còn hạ giá thành tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w