Quyết định đảm bảo chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn thành phố vinh, tình nghệ an (Trang 42)

62 người, chiếm tỷ lệ 72.1%. Bên cạnh đó vẫn còn khá đông giáo viên nhận thức chưa đúng vai trò của hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong chất lượng giáo dục. Có 17/68 giáo viên chiếm tỷ lệ 19.8% cho rằng vai trò của hoạt động giáo dục là điều kiện cần và đủ, là nhân tố hỗ trợ để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non.

Nếu đội ngũ giáo viên dạy lớp 5 tuổi nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của hoạt động giáo dục sẽ hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, từ đó ảnh hưởng đến kết quả cũng như chất lượng giáo dục nói chung trong trường mầm non. Đối với các nhà quản lý cũng vậy, khi chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi là yếu tố trực tiếp tác động và tạo được hiệu quả của chất lượng giáo dục thì họ không có được sự quan tâm đồng bộ, đúng mức để giáo viên phát huy tối đa vai trò của mình, khơi dậy ở họ những tiềm năng sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi , đem lại chất lượng giáo dục nói chung cho nhà trường.

Về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đối với tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi có 100% ý kiến của cán bộ quản lý và 88.2% ý kiến của giáo viên đã khẳng định việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non là rất cần thiết.

Qua việc trao đổi với đội ngũ cán bộ quản lý về công tác nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non, mọi người đều khẳng định rằng: Để các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non có hiệu quả thì ngoài việc tổ chức các hoạt động theo nội dung của phân phối chương trình chúng ta cần tìm tòi, xây dựng, thiết kế nội dung các hoạt động giáo dục một cách sáng tạo, phong phú theo nhu cầu, sở thích của trẻ, cập nhật và đưa những thông tin, những vấn đề cần đổi mới của ngành học tích hợp vào các hoạt động giáo dục là rất cần thiết và quan trọng.

Trong hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thì mục tiêu, chương trình giáo dục là cái đích mà hoạt động giáo dục hướng tới. Muốn đạt

được mục tiêu giáo dục thì việc quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non là rất cần thiết.

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi

Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từng độ tuổi là pháp lệnh nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước. Thực hiện chương trình là thực hiện kế hoạch giáo dục theo mục tiêu đào tạo. Việc thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong các trường mầm non thành phố Vinh được đánh giá thực trạng theo bảng sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi của các trường mầm non thành phố Vinh, Nghệ An

TT

NỘI DUNG KHẢO SÁT

ĐIỂM Tổng điểm Điểm trung bình CBQL GV

1 Nắm các nội quy, quy chế chuyên môn. 36 274 310 1.9

2 Nắm vững mục tiêu chương trình của trẻ 5 - 6 tuổi.

29 225 254 1.55

3 Nắm vững nội dung chương trình trẻ 5 - 6 tuổi.

29 225 254 1.55

4 Xây dựng kế hoạch giáo dục và thực hiện đúng theo phân phối chương trình.

31 245 276 1.69

5 Soạn bài đúng theo kế hoạch, nêu bật được kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần rèn cho trẻ.

29 240 269 1.65

6 Phân phối thời gian hợp lý, thể hiện rõ hoạt động của cô và trẻ.

29 240 269 1.65

7 Tiến hành đánh giá, khảo sát trẻ hàng ngày, cuối chủ đề, cuối giai đoạn.

30 230 260 1.59

(Chú thích: Thường xuyên: 2 điểm, không thường xuyên: 1 điểm, Không thực hiện:0 điểm)

Với số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, thực trạng việc thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Vinh: Việc nắm các nội quy, quy chế chuyên môn được đánh giá ở mức độ cao nhất, cụ

thể điểm trung bình số người được hỏi là 1.9 điểm; Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ 5 tuổi và thực hiện đúng theo phân phối chương trình được đánh giá ở mức điểm trung bình là 1.69 điểm; Công tác soạn bài đúng theo kế hoạch, nêu bật được kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần rèn cho trẻ, việc phân phối thời gian hợp lý, thể hiện rõ hoạt động của cô và trẻ được đánh giá với mức điểm trung bình là 1.65 điểm; Việc tiến hành đánh giá, khảo sát trẻ hàng ngày, cuối chủ đề, cuối giai đoạn có thể nhận thấy kết quả đánh giá ở mức điểm trung bình là 1.59 điểm; Việc nắm vững mục tiêu chương trình cũng như nội dung chương trình của trẻ 5 - 6 tuổi chỉ được đánh giá ở mức điểm trung bình thấp nhất là 1.55 điểm.

Dựa vào kết quả đánh giá trên và qua quá trình trao đổi trực tiếp ta nhận thấy thực trạng công tác thực hiện mục tiêu chương trình chưa được thường xuyên, việc nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình của trẻ 5 - 6 tuổi chưa được coi trọng, giáo viên còn dựa vào kế hoạch giáo dục của ban giám hiệu mà không nắm chắc cũng như không quan tâm sâu tới mục tiêu, nội dung chương trình của trẻ 5 - 6 tuổi, chưa chú trọng việc lựa chọn các chỉ số của Bộ chuẩn, từ đó việc định hướng kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần rèn cho trẻ trong quá trình soạn bài lên lớp chưa được hệ thống, còn để sót nội dung cũng như các kỹ năng cần rèn cho trẻ. Bên cạnh đó công tác đánh giá trẻ cũng không được tiến hành thường xuyên, có chăng cũng chỉ làm một cách hình thức, chưa đảm bảo được chất lượng ảnh hưởng đến việc điều chỉnh, bổ sung các biện pháp, nội dung giáo dục cho các hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm duy trì và đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi

Mỗi một hoạt động giáo dục có một nội dung giáo dục riêng biệt nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên trên thực tế thì việc thực hiện nội dung

các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi sẽ như thế nào? Để đánh giá thực trạng việc thực hiện nội dung các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non, chúng tôi đã điều tra ý kiến của 18 CBQL và 68 giáo viên mầm non dạy lớp 5 - 6 tuổi được tổng hợp (Bảng 2.3) với cách tính điểm: Thường xuyên: 2 điểm, không thường xuyên: 1 điểm, Không thực hiện: 0 điểm.

Bảng 2.3: Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thực hiện nội dung các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi của các trường mầm non thành phố Vinh, Nghệ An

TT

NỘI DUNG KHẢO SÁT

ĐIỂM Tổng điểm Điểm trung bình CBQL GV

1 Thực hiện đầy đủ nội dung hoạt động chơi

31 245 276 1.69

2 Thực hiện đầy đủ nội dung hoạt động chung có mục đích học tập

36 281 317 1.94

3 Thực hiện đầy đủ nội dung hoạt động lao động

29 235 264 1.61

4 Thực hiện đầy đủ nội dung hoạt động ngày hội, ngày lễ.

31 245 276 1.69

(Nguồn: Khảo sát thực tế các trường mầm non, tháng 01/2014)

Với kết quả khảo sát ở bảng 2.3, kết hợp qua trao đổi thực tế có thể nhận thấy: Việc thực hiện nội dung hoạt động chung có mục đích học tập được đánh giá ở mức độ thường xuyên cao nhất với số điểm trung bình là 1.94 điểm, còn việc thực hiện nội dung hoạt động chơi và nội dung hoạt động ngày hội, ngày lễ được đánh giá ở mức độ bằng nhau với số điểm trung bình là 1.69 điểm. Riêng việc thực hiện nội dung hoạt động lao động được đánh giá ở mức điểm trung bình thấp nhất với 1.61 điểm.

Qua trao đổi với giáo viên mới thấy được, nguyên nhân của việc tổ chức nội dung hoạt động lao động của giáo viên không thường xuyên là do giáo viên xem nhẹ hoạt động này, coi nội dung hoạt động lao động là không cần thiết, trẻ còn nhỏ chưa thể làm được, hơn nữa các đồ dùng để đảm bảo tiến hành các hoạt động lao động còn ít, chưa phù hợp với trẻ cho nên giáo viên thường bỏ qua hoạt động này, hoặc chỉ tổ chức một cách chiếu lệ. riêng hoạt động chơi và hoạt động ngày hội, ngày lễ thì giáo viên có chú trọng hơn nhưng tỷ lệ thường xuyên cũng chưa cao, sở dĩ có điều đó vì đa số giáo viên vẫn cho rằng hoạt động học là hoạt động chính, hoạt động chơi và hoạt động ngày hội, ngày lễ chỉ là phụ hơn nữa số trẻ trên lớp thì quá đông, diện tích các lớp chật hẹp, các trò chơi thiết kế chưa hay, các học liệu, nguyên phế liệu còn ít, chưa phong phú …không phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ. Vì vậy việc tổ chức hoạt động chơi và hoạt động ngày hội, ngày lễ còn chưa được tổ chức một cách bài bản, không thường xuyên. Khi có sự kiểm tra của ban giám hiệu thì mới được tiến hành đúng các bước…

2.3.4. Thực trạng thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi

Phương pháp tổ chức là một trong các yếu tố hết sức cần thiết để thực hiện đạt kết quả chất lượng hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. Mỗi một giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục khác nhau nhưng tựu chung được quy về một số phương pháp chính.

Với kết quả khảo sát ở bảng 2.4 chúng ta sẽ nhận thấy được thực trạng của việc sử dụng phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên của các trường mầm non hiện nay

Bảng 2.4: Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên các trường mầm non thành phố Vinh, Nghệ An

TT NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐIỂM Tổng

điểm

Điểm trung bình

CBQL GV

I. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm: 1 Phương pháp thực hành thao tác với đồ

vật, đồ chơi

36 235 271 1.66

2 Phương pháp dùng trò chơi 36 235 271 1.66

3 Phương pháp nêu tình huống có vấn đề 25 205 230 1.41

4 Phương pháp luyện tập 30 245 275 1.68

Trung bình 31.75 230 261.7 1.60

II. Nhóm phương pháp trực quan minh họa: 1 Tổ chức cho trẻ tiếp xúc, giao tiếp với

vật thật, đồ chơi, tranh ảnh

29 255 284 1.74

2 Tổ chức cho trẻ tiếp xúc hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn

29 260 289 1.77

Trung bình 29 257.5 286.5 1.75

III. Nhóm phương pháp dùng lời nói

1 Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói.

31 265 296 1.81

IV. Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ 1 Sử dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời

nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động.

30 260 290 1.77

V. Nhóm phương pháp nêu gương, đánh giá

hình thức khen, chê phù hợp, biểu dương trẻ là chính.

2 Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm,cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể.

31 270 301 1.84

Trung bình 31 270 301 1.84

(Nguồn: Khảo sát thực tế các trường mầm non, tháng 01/2014)

Qua kết quả điều tra các nhóm biện pháp được đánh giá ở bảng 2.4 cho chúng ta thấy rằng: Trong 5 nhóm biện pháp thì nhóm phương pháp trực quan minh họa, nhóm phương pháp dùng lời nói cũng như nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ, nhóm phương pháp nêu gương đánh giá được giáo viên đánh giá sử dụng thường xuyên với số điểm trung bình cao hơn từ 1.7 đến 1.8 điểm, riêng nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm đươc giáo viên đánh giá sử dụng thường xuyên ở mức thấp hơn với số điểm trung bình là 1.6 điểm.

Qua việc điều tra cũng như trong quá trình tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy rằng nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm là nhóm phương pháp đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức về cả vật chất cũng như ý tưởng. Nếu như giáo viên sử dụng phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi thì giáo viên phải chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi theo nội dung hoạt động cho trẻ thực hành, phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với từng loại đồ dùng, đồ chơi để phát huy được tính tích cực hoạt động của trẻ. Đặc biệt số lượng đồ dùng đồ chơi phải đủ cho mỗi trẻ có đồ dùng để thực hành, trải nghiệm, để chơi; đồ dùng phải giống vật thật, kích thước phù hợp đẹp, kích thích tính tò mò của trẻ …từ đó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nắm được kiến

thức cũng như kỹ năng của bài học. Đối với phương pháp dùng trò chơi và phương pháp luyện tập cũng vậy, giáo viên phải có sự đầu tư, thiết kế các trò chơi có nội dung học hoặc ôn luyện. Trẻ được chơi dưới hình thức học, giáo viên phải chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi phong phú, nhiều chủng loại, đẹp, hấp dẫn trẻ để trẻ tham gia vào trò chơi một cách tich cực, từ đó rút ra được kiến thức bài học một cách nhanh nhất…Tù những vấn đề đó giáo viên có phần ngại sử dụng nhóm biện pháp này, thậm chí có một số giáo viên lớn tuổi thì hạn chế khả năng nên ít hoặc sử dụng phương pháp này nhưng chưa đảm bảo yêu cầu, chưa khai thác hết tác dụng của nó.

2.3.5. Thực trạng thực hiện hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 5- 6 tuổi

Để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi đạt kết quả thì việc sử dụng các hình thức tổ chức cũng là một trong những vấn đề mà giáo viên hết sức quan tâm. Nhưng hiệu quả cũng như khả năng vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong thực tế đạt được ở mức độ như thế nào. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi đã tổng hợp được bảng kết quả đánh giá về việc vận dụng các hình thức tổ chức của các giáo viên dạy lớp 5 - 6 tuổi như sau:

Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thực hiện hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên dạy lớp 5 - 6 tuổi các trường mầm non thành phố Vinh, Nghệ An

TT NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐIỂM Tổng

điểm

Điểm trung bình

CBQL GV

I. Theo mục đích và nội dung giáo dục:

viên

2 Tổ chức lễ, hội và theo ý thích của trẻ 29 225 254 1.55

II. Theo vị trí không gian:

1 Tổ chức hoạt động trong phòng, lớp 35 280 315 1.93

2 Tổ chức hoạt động ngoài trời 30 245 275 1.68

III. Theo số lượng trẻ:

1 Tổ chức hoạt động cá nhân 32 260 292 1.79

2 Tổ chức hoạt động theo nhóm 32 260 292 1.79

3 Tổ chức hoạt động cả lớp 33 271 304 1.86

(Nguồn: Khảo sát thực tế các trường mầm non, tháng 01/2014)

Qua kết quả đánh giá ở bảng 2.5 và qua tìm hiểu thực tế về hình thức tổ chức thì kết quả cho thấy rằng: Theo mục đích và nội dung giáo dục thì hình thức tổ chức hoạt động có chủ đích của giáo viên được đánh giá ở mức thường xuyên cao hơn với điểm trung bình là 1.86 điểm, còn với hình thức tổ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn thành phố vinh, tình nghệ an (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w