6. Cấu trúc luận văn
3.4.1. Tiết 65+66
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
(Trích: Rô-mê-ô và Giu-li-ét)
U. Sếch xpia
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Về kiến thức: Cảm nhận được tình yêu cao đẹp bất chấp sự thù hận của hai dòng họ ở Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Về kĩ năng: Củng cố cách đọc kịch bản văn học. Biết phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại; biết phát hiện xung đột kịch; biết đặt đoạn trích trong tác phẩm và thời đại để cảm nhận đầy đủ ý nghĩa, giá trị của vở kịch.
- Về thái độ: Giáo dục tình yêu chân chính và nhân cách cao đẹp, ý chí vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc đời.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV Ngữ văn 11 và các tài liệu tham khảo có liên quan. - Giáo án.
- Máy chiếu.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Đọc phân vai và đọc diễn cảm. Vấn đáp, đối thoại. Phân tích, bình giảng. Trao đổi thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV-HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Bằng kiến thức lịch sử và hiểu biết của mình về thời đại Phục hưng, em hãy cho biết vì sao đây được coi là “Bước ngoặt tiến bộ vĩ đại của loài người”?
- HS trình bày hiểu biết của các em về thời đại Phục hưng. GV chốt lại và nhấn mạnh về giá trị nhân văn của thời đại này.
- Hãy nêu vài nét chính về cuộc đời tác giả và cho biết hành trình của Sếch-xpia đến với con đường sáng tạo nghệ thuật?
- Nêu khái quát những nét lớn về nội dung tư tưởng trong các tác phẩm kịch của ông?
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả: a. Thời đại:
- Tư tưởng Phục hưng: giải phóng tinh thần, tình cảm con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội phong kiến, đề cao tự do và những giá trị tốt đẹp, cao quí của con người -> văn hóa Phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh nhân loại.
b. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
- Tuổi thơ không may mắn: phải nghỉ học sớm để kiếm sống.
- Con đường đến với nghệ thuật và sáng tác kịch là cả một hành trình gian truân với sự nỗ lực vươn lên hết mình của ông.
- Giá trị nội dung, tư tưởng trong kịch của Sếch-xpia: Tiếng nói của lương tri tiến bộ, khát vọng tự do và niềm tin vào con người.
- Hãy cho biết xuất xứ, nội dung và giá trị của vở kịch?
- Xác định vị trí và nội dung của đoạn trích?
- GV phân vai đọc lời thoại kịch và các chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích.
- Theo câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK, các em hãy cho biết sáu lời thoại đầu và mười lời thoại sau có gì khác biệt?
- Trong các đoạn trích kịch mà các em đã từng tìm hiểu (kể cả THCS), các em đã từng gặp lời độc thoại nào của nhân vật kịch chưa? Thế nào là lời độc thoại trong kịch và ý nghĩa của nó?
2. Tác phẩm “Rômêô và Giuliet”:
- Vở kịch lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về một tình bi thảm tại thành Vê-rô-na (Ý) thời trung cổ.
- Là vở bi kịch đầu tay của ông viết vào khoảng 1594-1595
- Nội dung, giá trị vở kịch: (SGK) 3. Đoạn trích “Tình yêu và thù hận”: - Thuộc lớp 2, hồi II.
- Nội dung: Cảnh Rô-mê-ô gặp Giu-li- et tại vườn nhà Capiulet sau đêm vũ hội hóa trang.
II. Đọc hiểu:
1. Đọc văn bản.
2. Tìm hiểu chi tiết.
a. Cấu trúc của đoạn trích: 16 lời thoại. - Sáu lời thoại đầu: Độc thoại.
- Mười lời thoại sau: Đối thoại.
b. Lời độc thoại của Rô-mê-ô và Giu-li- ét:
- Lời độc thoại kịch là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Nghĩa là nhân vật tự nói lên suy
- HS trả lời theo khả năng hiểu biết của mình về lời độc thoại trong kịch.
GV đọc đoạn đầu của lời độc thoại của Rô-mê-ô để HS cảm nhận sắc thái giọng điệu ngôn kịch và nội dung lời thoại.
- Cảm xúc đầu tiên của Rô-mê-ô thể hiện qua lời độc thoại?
- Tại sao trong đêm tối mà Rô-mê- ô lại so sánh Giu-li-et với mặt trời? điều đó có hợp lí không? Thử phát hiện những hiệu quả của so sánh đó?
nghĩ, cảm xúc của mình. Độc thoại là hình thức thể hiện con người cá nhân nhất vì nó không gặp một rào cản khách quan nào.
* Cảm xúc của Rô-mê-ô qua lời độc thoại:
- Choáng ngợp trước vẻ đẹp của Giu-li- et. Biểu hiện: So sánh Giu-li-ét là mặt trời.
-> Cách so sánh hợp lí, độc đáo đem lại hiệu quả cao.
GV phân tích, bình luận, giải thích thêm: Sự so sánh của Rô-mê-ô là hợp lí, hiệu quả bởi đó là hình ảnh xứng đáng nhất để ngợi ca vẻ đẹp lộng lẫy của Giu-li-ét. Nó rực rỡ, nóng bỏng hơn vầng trăng nhạt ở trên kia. Nó gắn với cảm thức rất mạnh mẽ về tình yêu của người phương Tây. So sánh đó còn đem đến một giá trị lớn của Giu-li-ét đối với Rô-mê-ô, nàng như một nguồn năng lượng để tái sinh tâm hồn của Rô-mê-ô sau những tháng ngày đau khổ vì bị
- Ngoài ra, Rô-mê-ô còn so sánh Giu-li-ét với những hình ảnh nào nữa?
- Trong sự so sánh đôi mắt của Giu-li-ét với các vì sao, em thấy có điều gì đặc biệt trong cách triển khai nghệ thuật so sánh này không?
Theo các em, vì sao Sếch-xpia lại tập trung khắc họa vẻ đẹp đôi mắt của Giu-li-ét?
Rô-da-lin từ chối. So sánh đó cũng cho thấy được sự khác biệt trong quan niệm văn hóa Đông-Tây. Với người phương Đông, mặt trăng gắn với Hằng Nga là biểu tượng cho vẻ đẹp dịu dàng của người con gái nhưng với văn hóa phương Tây, mặt trời lại gắn với nữ thần Đi-a-na sống trinh bạch suốt đời. Và trong tình yêu chắc chắn không ai muốn ví người yêu với nữ thần cô độc đó. Như vậy chỉ bằng một so sánh nhỏ trong ngôn ngữ kịch, Sếch-xpia đã thể hiện được bao nhiêu cảm xúc của Rô- mê-ô đối với nữ chúa tể của lòng mình trong phút đầu gặp gỡ.
+ So sánh đôi mắt của Giu-li-ét với hai ngôi sao đẹp nhất. Thậm chí vẻ đẹp đôi mắt nàng còn làm cho các tinh tú phải hổ ngươi.
- > Nghệ thuật so sánh tăng cấp nhằm hạ bệ thiên nhiên để tôn vinh con người. Tập trung khắc họa Giu-li-ét qua hình ảnh đôi mắt, Sếch-xpia muốn tập trung ca ngợi vẻ đẹp của con người thời Phục hưng đó là con người của vẻ đẹp trần thế, con người của đạo đức và trí tuệ.
- Rô-mê-ô còn so sánh Giu-li-ét với nàng tiên, điều đó có phóng đại quá không?
- Thử hình dung nếu Rô-mê-ô nói những lời này trong hoàn cảnh đối thoại trực tiếp thì có phù hợp không?
- Các em cảm nhận được cảm xúc như thế nào của Giu-li-ét qua những lời độc thoại?
- Tâm trạng lo lắng đó được cụ thể hóa qua những lời độc thoại nào?
+ So sánh Giu-li-ét là nàng tiên lộng lẫy >< mình là kẻ trần tục.
-> so sánh hợp lí với hoàn cảnh (Giu- li-ét đang ở trên lầu cao, Rô-mê-ô đang ở dưới thấp) và hợp với lòng ngưỡng mộ tuyệt đối của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét.
- Những lời lẽ tôn vinh này nếu nói trực tiếp thì cũng có thể được vì trong tình yêu người ta vẫn hay dùng những lời hoa mĩ để “tán tỉnh” nhau (một số ví dụ) nhưng đặt trong lời độc thoại thì nó chân thành hơn, tự nhiên hơn. Đây không phải là nghệ thuật cường điệu, khoa trương, đây là lời nói thật lòng thốt ra từ trái tim của người đang yêu và đang có khát vọng lí tưởng hóa người mình yêu.
* Cảm xúc của Giu-li-ét qua những lời độc thoại.
- Lo lắng, than thở cho số phận tình yêu đang đối mặt với những thử thách, chông gai.
- Gọi tên Rô-mê-ô đầy tha thiết nhưng lại thầm mong chàng từ bỏ tên họ của chàng đi bởi đơn giản nó gợi nhắc ám ảnh về sự hận thù, chia cắt của hai nhà.
- Em hãy nhắc lại ngắn gọn những lời đối thoại của Rô-mê-ô và Giu- li-ét ?
- Giáo viên lần lượt cho xuất hiện từng nội dung khái quát lời đối thoại của Rô-mê-ôvà Giu-li-ét lên màn hình.
=> Như vậy chỉ qua mấy lời độc thoại ngắn, tâm trạng, tính cách của nhân vật đã được hé lộ.
c. Đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-et: (Trình chiếu trên Powerpoint)
Rô-mê-ô Giu-li-et - Sẽ không bao giờ còn là Rô- mê-ô nữa. - Sẽ xé nát tên tôi vì nó là kẻ thù của em. - Chẳng phải là Rô-mê-ô, Môn- ta-ghiu nếu em không ưa nó (…). - Tôi vượt được bức tường này là nhờ đôi cánh của tình yêu.
- Ánh mắt em còn nguy hiểm hơn hai chục lưỡi kiếm. Em nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì hận
- Anh làm thế nào mà tới được chốn này (...) anh tới làm gì thế? Đây là tử địa.
- Họ gặp, họ sẽ giết anh.
- Nhìn vào các lời đối thoại của Rô-mê-ô, em hãy khái quát những điều chàng muốn thổ lộ cùng Giu- li-et?
- Cũng qua những lời đối thoại của Giu-li-ét, em thấy những điều nàng muốn nói với Rô-mê-ô ở đây là gì?
- Các em có phát hiện ra sự khác biệt về tính cách của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn đối thoại này không?
thù. - Em chẳng đời nào muốn họ gặp anh ở đây.
- Rô-mê-ô: + Khẳng định dứt khoát việc từ bỏ tên họ của mình khi nghe được những lời tâm sự thầm kín của Giu-li-ét.
+ Khẳng định nếu Giu-li-ét dành tình yêu cho mình thì chàng sẽ sẵn sàng bất chấp nguy hiểm, bất chấp hận thù để đến với nàng.
- Giu-li-ét: + Vẫn tiếp tục là sự lo lắng. Ở đây là sự lo lắng trực tiếp cho Rô- mê-ô khi chàng xuất hiện trong “tử địa” vườn nhà mình.
+ Ngầm tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô (Em chẳng đời nào muốn họ gặp anh ở đây).
- Nhận xét: + Rô-mê-ô là một chàng trai mạnh mẽ, đầy nam tính đang một lòng hướng về tình yêu với tất cả cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt nhất của mình. Chàng tin tưởng, chủ động và quyết tâm vượt qua tất cả thù hận, hiểm nguy để đến với người mình yêu.
- Giải thích ý nghĩa nhan đề đoạn trích?
- Đặt trong hoàn cảnh rộng của văn học Phục hưng thì xung đột giữa
phụ nữ kín đáo, nhẹ nhàng, tế nhị và chín chắn. Nàng yêu nhưng nàng vẫn tỉnh táo để lo cái lo chính đáng của phái yếu. Tuy vậy ẩn sâu trong đó vẫn là một làn sóng ngầm mạnh mẽ của cảm xúc đang sẵn sàng vượt lên tất cả sự ngăn cách của thù hận.
-> Cá tính hóa cao độ tính cách nhân vật. Đó là một thành công trong nghệ thuật kịch của Sếch-xpia.
d. Nhan đề “Tình yêu và thù hận”.
- “Tình yêu” là tình cảm, tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đang hướng đến nhau và dành cho nhau bất chấp cả hận thù.
- “Hận thù” là ám ảnh của những hiểm nguy, chia rẽ đang rình rập họ, cản trở họ.
-> Nhan đề “Tình yêu và thù hận” chính là một sự gợi mở xung đột kịch. Xung đột giữa khát vọng tình yêu và những hận thù ngăn cách. Cái gì sẽ chiến thắng? Đó là chủ đề đoạn trích (và vở kịch).
Đặt trong hoàn cảnh rộng của thời đại thì xung đột giữa tình yêu và thù hận
tình yêu và thù hận còn thể hiện điều gì nữa?
- GV hướng dẫn tổng kết nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
tưởng: Phong kiến trung cổ bảo thủ, hà khắc, phản nhân văn bóp chết mọi quyền dân chủ của con người và Phong trào Phục hưng với chủ nghĩa nhân văn cao đẹp đấu tranh cho những giá trị của con người. Vì vậy tình yêu của Rô- mê-ô và Giu-li-et mặc dù kết thúc trong bi kịch nhưng đã hóa giải được hận thù, nó đã trở thành biểu tượng đẹp nhất trong tình yêu nhân loại.
III. Tổng kết.
- Đoạn trích “Tình yêu và thù hận” đã khẳng định sự chiến thắng của tình yêu. Sức mạnh của tình yêu chân chính đã giúp con người vượt lên tất cả hận thù, hiểm nguy để đến với những nhau. Rô- mê-ô và Giu-li-ét là những hình tượng đẹp của văn học Phục hưng, họ là hiện thân cho khát vọng sống của con người thời ấy.
- Đoạn trích cũng đã phần nào thể hiện được tài năng nghệ thuật của Sếch-xpia. Đó là cách xử lí các kiểu lời thoại (độc thoại, đối thoại) rất hợp lí; đó là cách đặt nhân vật trong những tình huống, xung đột kịch để thể hiện một cách rõ nét tâm lí, tính cách của từng nhân vật.
- Hoạt động nhóm: Trong văn học Việt Nam, nhân vật nàng Kiều của Nguyễn Du cũng đã đối mặt với thử thách để rồi trăn trở lựa chọn giữa “Tình” và “Hiếu”. Ở đây, Rô- mê-ô và Giu-li-et dường như cũng có một thử thách tương tự nhưng các em có thấy được sự khác biệt của hai sự lựa chọn này không?
* Liên hệ mở rộng:
So sánh sự lựa chọn “Tình” và “Hiếu” ở Rô-mê-ô và Giu-li-et với nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
- Cũng là sự lựa chọn “Tình” và “Hiếu” nhưng ở Rô-mê-ô và Giu-li-et với Kiều hoàn toàn khác biệt nhau bởi đó là hai sự lựa chọn của hai hoàn cảnh, hai xã hội với hai tư tưởng khác nhau. Xã hội được phản ánh trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du vẫn đang bị bao bọc trong tư tưởng phong kiến Phương Đông, con người cá nhân đang mờ nhạt đi trước xã hội. Xã hội mà U.Sếch -xpia (mặc dù trước Nguyễn Du) thể hiện trong “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” đã là xã hội bắt đầu chuyển giao từ tư tưởng phong kiến trung cổ sang tư tưởng Phục hưng của Phương Tây, con người cá nhân, tự do cá nhân đã bắt đầu được coi trọng.
-> Đọc văn bản văn học cần đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác để hiểu ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Đoạn trích “Tình yêu và thù hận” có phải là một đoạn trích thể hiện rõ nhất đặc điểm của một vở bi kịch không? Vì sao?
- GV ra bài tập về nhà và hướng dẫn HS soạn bài mới.
+ Bài tập về nhà: Phát biểu cảm nhận của em về chi tiết bức tường xuất hiện trong đoạn trích? Từ việc cảm nhận chi tiết đó, em hãy phát biểu chủ đề đoạn trích? 3.4.2. Tiết 85+86 HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Trích) Lưu Quang Vũ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: - Cảm nhận được bi kịch của con người khi bị đặt vào