Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu THỰC TẾ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDP HÀ NỘI (Trang 29 - 31)

170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nộ

3.3Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

a. Đặc điểm và phương pháp xác định chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là tất cả những chi phí ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại các phân xưởng, phục vụ cho sản xuất sản phẩm.

Các chi phí phát sinh ở tổ in phun, phòng kỹ thuật, phòng kiểm nghiệm, ban cơ điện, nghiên cứu và sản xuất nhỏ, các khoản lương học việc, lương hợp đồng, chi phí ăn ca của các bộ phận theo quy định của công ty được tính vào chi phí sản xuất chung.

Tại công ty CPDP Hà nội vì các phân xưởng được khoán tiền lương theo một mức nhất định do đó tất cả các chi phí về tiền lương phát sinh tại các phân xưởng được tính vào chi phí chi phí nhân công trực tiếp kể cả tiền lương của quản đốc phân xưởng. Đây là sự khác biệt so với quy định.

+ Chi phí tiền lương và các khoản mang tính chất lương khác. Các khoản phụ cấp ca ba, phụ cấp độc hại…cũng được xác định giống như công nhân trực tiếp sản xuất thông qua các bảng thanh toán tiền phụ cấp độc hại, ca ba của các phân xưởng.

+ Chi phí vật liệu: là giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ phục vụ gián tiếp cho sản xuất, được theo dõi qua bảng nhập xuất tồn kho vật tư do kế toán phân xưởng quản lý.

+ Chi phí dụng cụ sản xuất: là giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ phục vụ cho sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: biểu hiện qua giá trị hao mòn của tài sản cố định phục vụ sản xuất của các phân xưởng.

Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, mức khấu hao trích hàng tháng được xác định qua công thức:

Mức khấu hao trích trong tháng =

Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao

(11)12 12

Công ty thực hiện phân loại, chia nhóm tài sản cố định, thực hiện tính và trích khấu hao tài sản cố định theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính về thời gian sử dụng và tỉ lệ trích khấu hao tương ứng với từng loại tài sản.

Tài sản cố định của công ty được theo dõi trên “Sổ theo dõi tài sản cố định”. Tài sản cố định tăng, giảm trong tháng được tính bắt đầu từ ngày tài sản tăng, giảm hoặc ngừng không tham gia vào hoạt động kinh doanh nữa. Số khấu hao phải trích trong tháng được xác định như sau:

Số khấu hao phải

trích trong tháng = Số KH đã tríchtháng trước + Số KH tăngtrong tháng - Số KH giảmtrong tháng (12) Cuối tháng, kế toán phụ trách phần tài sản cố định dựa vào Bảng theo dõi và tính khấu hao tài sản cố định để tính toán, lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của tháng này.

Một phần của tài liệu THỰC TẾ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDP HÀ NỘI (Trang 29 - 31)