L w: tổn hao của bức tường thứ w.
b. Hệ thống truyến dẫn Inbuilding và thang máy phải đảm bảo những yêu cầu sau
3.2.2 Thiết kế Inbuilding tòa nhà KEANGNAM
Hình 3.4 - Bản thiết kế Inbuiding tòa nhà KEANGNAM
Với mỗi một nhà cung cấp dịch vụ ta dùng một trạm BTS dành riêng làm nguồn tín hiệu nhắm đạt được cường độ tín hiệu ở mức cao hơn, vùng phủ tốt hơn mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống trạm outdoor bên ngoài tòa nhà. Các nguồn tín hiệu từ các trạm BTS của 2 nhà cung cấp được đưa qua bộ kết hợp POI rồi đi ra từ 4 cổng tới 4 đường cáp 7/8’’ để phân tín hiệu đi các tầng (hình 3.5). Từ các đường cáp chính sử dụng các bộ chia công suất đều và các bộ chia công suất không đều và các feeder 7/8’’, feeder 1/2’’ để đưa tín hiệu tới các antenna cho các tầng. Từ tầng hầm 2 đến tầng 48 đều có kiến trúc giống nhau và cùng một mục đích sử dụng nên vị trí, số lượng đường cáp và antenna là tương tự nhau.
Tổn hao của tổng tuyến dẫn được tính từ đầu ra máy phát của BTS tới đầu vào của antenna gồm (suy hao connecter, suy hao bộ combiner, suy hao diplexer, suy hao spliter và suy hao feeder).
(a)
(c)
(d)
Hình 3.5 - Các trạm BTS và POI
tới các tầng trên và dưới nhờ feeder. Do tòa nhà có kiến trúc rất cao và tương đối rộng nên độ dài feeder lớn gây tổn hao lớn, đồng thời việc phân chia tín hiệu tới các tầng sử dụng nhiều các bộ chia công suất cũng gây tổn hao không ít. Để đảm bảo tín hiệu đi tới các tầng có công suất lớn em sử dụng 4 bộ BTS đặt tại tầng 22 của tòa nhà. BTS thứ nhất (hình 3.5a) sẽ dùng để phủ sóng từ tầng 22 xuống đến tầng 8. BTS thứ hai (hình 3.5b) dùng để phủ sóng từ tầng 7 xuống tầng hầm 2. BTS thứ ba (hình 3.5c) dùng để phủ sóng từ tầng 23 lên đến tầng 38. BTS thứ tư (hình 3.5d) dùng để phủ sóng từ tầng 39 đến tầng 48 và tầng tum. . Mỗi trạm BTS có 4 đường cáp đồng trục 7/8’’ đi từ POI.
Do vị trí BTS đặt ở tấng 22,là tầng giữa của tòa nhà nên 2 trạm BTS sử dụng cho các tầng phía dưới và 2 trạm BTS sử dụng cho các tầng phía trên sẽ có thiết kế tương tự nhau. Trong phạm vi của đồ án tốt nghiệp em chỉ trình bày cụ thể thiết kế của 2 trạm BTS dùng để phủ sóng từ tầng 22 xuống tầng hầm 2. Thiết kế của 2 trạm BTS phía trên có thiết kế tương tự.
Với trạm BTS thứ nhất sẽ có 4 đầu ra. Hình 3.6 biểu diễn đường đi của đường cáp thứ nhất. Đường cáp thứ nhất đưa tín hiệu từ tầng 22 xuống tầng 18, 2 thang máy ở tầng 21 và 22. Đường cáp chính đi qua một bộ chia công suất đều 2 đầu ra: một đường nhánh đi tới tầng 21, 22 và 2 thang máy. Nhánh thứ 2 chia cho 3 tầng còn lại. Tín hiệu trờn nhỏnh thứ nhất sẽ tiếp tục đi qua một bộ chia công suất đều 2 đầu ra để chia tín hiệu cho tầng 21 và 22 và thang máy của từng tầng. Tín hiệu tới các tầng (21 và 22) thông qua 1 bộ chia đều 2 đầu ra, 1 đường tín hiệu tới 1 bộ chia công suất đều 3 đầu ra rồi tín hiệu từ 3 đầu ra lại tiếp tục đi qua 2 bộ chia công suất đều 4 đầu ra và 1 bộ chia công suất đều 2 đầu ra 10 thang máy. Đường tín hiệu còn lại sẽ tới 1 bộ chia công suất không đều 2 đầu ra, từ 2 nhỏnh đú sử dụng cáp đồng trục 1/2’’ dẫn tín hiệu đi qua bộ chia công suất đều 3 đầu ra 3 antenna bố trí ở xa, nhánh còn lại cũng đi qua bộ chia công suất đều 3 đầu
ra 3 antenna ở gần hơn.
Đường nhánh tín hiệu thứ hai qua 1 bộ chia công suất không đều 2 đầu ra. Trong đó, 1 đường tín hiệu chia cho tầng 18 rồi tới 1 bộ chia không đều 2 đầu ra và lại tới 2 bộ chia công suất đều 3 đầu ra 6 antenna như ở tầng 21, 22. Đường tín hiệu còn lại đi qua bộ chia công suất đều 2 đầu ra và đến tầng 19 và 20.
Qua khảo sát một đường cáp có thể thấy diện tích sử dụng cũng như mục đích sử dụng của các tầng này rất giống nhau nên vị trí đặt antenna là tương đồng và vùng phủ cũng khá giống nhau nên có thể áp dụng thiết kế này cho tất cả các tầng khác.
Hình 3.7 - Mặt cắt bằng tầng 19 của tòa nhà Keangnam và minh họa vùng phủ của 2 mạng di động
Đối với tầng 21, 22 có bố trí antenna thang máy. Antenna có hướng
có độ tăng ích cao, bỳp súng hẹp sử dụng phủ sóng cho thang máy.Hình
3.8 và hình 3.9 mô phỏng vùng phủ của mạng di động Vinaphone tại tầng 22, 21 và trong 10 thang máy.
Hình 3.8 - Mặt cắt bằng tầng 22 của tòa nhà Keangnam và minh họa vùng phủ của mạng di động Vinaphone
Hình 3.9 - Mặt cắt bằng tầng 21 của tòa nhà Keangnam và minh họa vùng phủ của mạng di động Vinaphone
Hình 3.10 - Công suất ra tại một số vị trí của 2 mạng di động
Đường đi của cáp 7/8’’ thứ 2 đi từ bộ kết hợp được biểu diễn qua hình 3.11. Đường cáp thứ 2 dẫn tín hiệu từ tầng 9 xuống tầng 6. Đường cáp chính đi qua bộ chia công suất không đều 2 đầu ra: một đường nhánh dẫn tới 2 tầng 16,17; một đường tới 2 tầng 14,15 thông qua bộ chia công suất đều 2 đầu ra. Sau đó mỗi nhánh lại đi qua bộ chia công suất đều 2 đầu ra và đi đến từng tầng. Mỗi tầng sử dụng 6 antenna omni. Hình 3.12 thể hiện mô phỏng vùng phủ sóng tại tầng 7 của mạng di động Vinaphone.
Hình 3.12 - Mặt cắt bằng tầng 17 của tòa nhà Keangnam và minh họa vùng phủ của mạng di động Vinaphone.
Đường cáp thứ 3 được biểu diễn trong hình 3.13 dẫn tín hiệu tới 3 tầng 11, 12, 13. Đường cáp chính đi qua 1 bộ chia công suất không đều 2 đầu ra, đường cáp có công suất nhỏ dẫn tới tầng 11, đường cáp có công suất lớn đi tới 2 tầng còn lại qua bộ chia công suất đều 2 đầu ra. Mỗi tầng đều sử dụng 6 antenna để phủ súng. Hỡnh 3.14 thể hiện mô phỏng vùng phủ sóng tại tầng 13 của mạng di động Vinaphone.
Hình 3.14 - Mặt cắt bằng tầng 13 của tòa nhà Keangnam và minh họa vùng phủ của mạng di động Vinaphone.
Hình 3.15 biểu diễn đường đi của đường cáp thứ 4. Tín hiệu lần lượt được đưa tới các tầng 8, 9, 10. Đường cáp chính đi qua bộ chia công suất không đều 2 đầu ra: một đầu đi tới tầng 8; một đầu tới 2 tầng còn lại là tầng 9 và tầng 10. Tương tự như các tầng trên tầng này mỗi tầng đều sử dụng 6 antenna omni. Hình 3.16 là mô phỏng vùng phủ tầng 10 của mạng di động Mobiphone.
Hình 3.16 - Mặt cắt bằng tầng 10 của tòa nhà Keangnam và minh họa vùng phủ của mạng di động Mobifone.
Với tổ hợp BTS thứ 2 phủ sóng từ tầng 7 xuống tầng hầm 2 có thể thiết kế tương tự như tổ hợp BTS thứ nhất với đường cáp trục thứ nhất đưa tín hiệu đến tầng 5, 6, 7 (hình 3.17). Đường cáp thứ hai sẽ truyền tín hiệu tới tầng 3, 4 (hình 3.18). Tương tự như đường cáp thứ hai, đường cáp thứ ba đưa tín hiệu tới tầng 1, 2. Đường cáp cuối cùng truyền tín hiệu tới 2 tầng hầm và thang máy đặt o tầng hầm 2 (hình 3.19). Tổ hợp BTS thứ hai này đưa tín hiệu đi xa hơn nhưng được chia cho ít tầng nên vẫn đảm bảo vùng phủ.
Hình 3.19 - Đường cáp đồng trục thứ 4 xuất phát từ POI
Đường cáp thứ tư đi qua bộ chia công suất đều 2 đầu ra, một nhánh tín hiệu chia cho tầng hầm 1 và tầng hầm 2. Nhánh còn lại sẽ tới thang máy được bố trí như ở tầng 22 (hình 3.20).
Hình 3.20 - Mặt cắt bằng tầng hầm 2 của tòa nhà Keangnam và minh họa vùng phủ của mạng di động Vinaphone.
Từ tầng 23 đến tầng 48 sẽ có cách bố trí tương tự như tầng 22 trở xuống. Riêng tầng tum không có sinh hoạt mà chỉ có đỉnh của thang máy nên chỉ cần bố trí antenna cho 10 thang máy (hình 3.21).
DANH SÁCH CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG PHỦ SểNG CHO TÒA NHÀ KEANGNAM_PHẠM HÙNG_HÀ NỘI.
Dự đoán trong việc hoàn thiện hệ thống Inbuiding cho tòa nhà Keangnam sử dụng số lượng thiết bị và nguyên vật liệu như sau:
• 4 POI; 2 connector.
• 300 antenna omni; 40 antenna PCS.
• 8000 m cáp 1/2”; 421 m cáp 7/8”
• 141 bộ chia công suất đều (2, 3 ,4 đầu ra); 59 bộ chia công suất