Dọn và tiêu diệt cỏ dại

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị trồng khoai tây (Trang 53)

3.1. Tác hại của cỏ dại đối với cây khoai tây

Cỏ dại là những thực vật hoang dại sống xung quan hoặc trên khu đất dự định trồng khoai tây.

Do đặc tính hoang dại nên có dại có sức sống rất cao, khả năng thích nghi mạnh. Sau này sẽ trở thành nhân tố canh tranh về nước và dinh dưỡng với cây khoai tây. Mặt khác, sự tồn tại của cỏ dại còn tạo điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm ánh sáng cho sâu bệnh phát triển.

Tác hại của cỏ dại thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Cạnh tranh với cây khoai tây về nước, dinh dưỡng và ánh sáng. - Là nơi tồn tại hoặc trú ngụ của sâu bệnh.

- Làm cho ruộng rậm rạp, kém thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

- Làm tăng chi phí về phân bón, công lao động trong quá trình chăm sóc. - Giảm năng suất và chất lượng khoai tây.

3.2. Thu gom cỏ dại trên mặt ruộng

Trên mặt ruộng, nhất là ruộng đã sau gặt lúa nhiều ngày có thể có nhiều cỏ dại phát triển. Để đảm bảo ruộng sạch cỏ dại trước khi cày cần thu gom cỏ dại. Công việc đó được tiến hành với các thao tác sau:

- Bừa (hoặc phay) đất: bừa (hoặc phay) có tác dụng làm nhỏ đất, nhưng cũng nhằm mục mục đích làm tơi đất, tách đất khỏi rễ cỏ.

Hình Hình 1.4.10: Phay đất có tác dụng tách đất khỏi rễ cỏ

- Dùng các dụng cụ thủ công như cào, cuốc thu gom cỏ dại sau khi làm nhỏ đất.

3.3. Phát cỏ quanh bờ

- Dùng cuốc sắc phát sạch cỏ dại ven bờ (hình 1.4.11)

Chú ý: Khi phát cỏ tùy ruộng cụ thể mà có thể phát nông sâu khác nhau, thông thường khoảng 2 – 3cm. Cần tránh phát quá nông (không hết gốc cỏ), hoặc quá sâu (tốn công đắp lại bờ).

- Vơ cỏ: Cỏ được phát cần được thu gom sạch khỏi mặt ruộng trước khi cày.

3.4. Xử lý tiêu hủy cỏ dại

Cỏ dại sau khi thu gom cần được xử lý theo cách: - Chôn lấp.

- Phơi khô đốt. - Ủ làm phân bón.

Bảng 9: Hướng dẫn xử lý cỏ dại sau thu gom Phươg pháp

xử lý

Phạm vi áp dung Cách tiến hành

Chôn lấp Áp dụng đối với cỏ thân mềm, nhiều nước, có khả năng bảo tồn sức sống cao (bằng hạt hoặc chồi thân, mắt).

- Đào hố (chiều dài, rộng tuỳ khối lượng cỏ cần xử lý), sâu 100 – 150cm.

- Xếp cỏ xuống hố - Rắc vôi

- Lấp đất (độ sâu lớp cỏ trên cùng cách mắt đất ít nhất 20cm.

Phơi khô đốt Áp dụng đối với cỏ thân cứng, dễ khô.

- Trải cỏ thành lớp, phơi khô - Thu cỏ khô

- Đốt

Phát sâu vào thân bờ 2 – 3 cm

Hình 1.4.11: Phát cỏ quanh bờ

- Chú ý: có thể không cần phơi khô triệt để. Cỏ khô được gom lẫn cỏ chưa khô hoàn toàn rồi đốt (nhiều vùng gòn gọi là hun cỏ). Với cánh làm này thời gian cháy lâu dưới tác dụng của khói, nhiệt độ vẫn cóp tác dụng làm chết cỏ, cỏ không cháy hoàn toàn có thể tận dụng làm phân bón. Ủ làm phân bón Áp dụng đối với cỏ thân mềm, xốp dễ phân huỷ.

Cách tiến hành tương tự như ủ rơm, rạ (xem phần 2.1).

Với phương pháp này vừa xử lý được cở vừa có được một lượng phân bón sử dụng cho các vụ cây trồng sau.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị trồng khoai tây (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)