Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn (Trang 63)

- Phòng Tài chính Kế toán

3.4.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn

phần Viglacera Tiên Sơn

Qua phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.

3.4.4.1. Tình hình công nợ phải thu

Các khoản phải thu khách hàng được xem là quan trọng nhất, vì nó phản ánh mối quan hệ giữa Công ty với các đối tác khách hàng.

Số liệu trên Bảng 3.7 Bảng phân tích tình hình công nợ phải thu của Công ty đã chỉ ra rằng tỷ trọng của các khoản phải thu khách hàng năm 2012 tăng mạnh từ 9% (52,5 tỷ đồng) trong tổng tài sản năm 2011 lên đến 16% (90,38 tỷ đồng) trong tổng tài sản năm 2012. Lý giải cho tình trạng này là do năm 2012, nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu từ năm 2011 chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Năm 2011, là năm phải đối mặt với nhiều khó khăn của ngành sản xuất gạch ốp lát nói riêng và ngành xây dựng, bất động sản nói chung. Vì thế nếu nhìn vào BCTC qua các năm của công ty có thể thấy, năm 2010 Công ty không trích dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi nhưng từ năm 2011 Công ty cũng trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Và khoản dự phòng này được trích lập tăng dần về giá trị qua các năm. Năm 2011 là 3 tỷ đồng và năm 2011 là 3,9 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng trong tổng tài sản thì khoản mục dự phòng này vẫn giữ mức ổn định là 1%.

Căn cứ vào Bảng 3.8 Bảng chỉ tiêu phân tích phải thu của khách hàng, khi phân tích các chỉ số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân thì có thể thấy công tác tổ chức thu hồi công nợ của Công ty bị gặp khó khăn. Cụ thể, số dư phải thu khách hàng bình quân năm 2012 là 71,436 tỷ đồng, tăng hơn 17,9 tỷ đồng so với năm 2011. Số vòng quay phải thu khách hàng giảm 4 vòng, từ mức 11 vòng năm 2011 xuống còn 7 vòng năm 2012. Thời gian bình quân 1 vòng quay phải thu khách hàng tăng từ 33,5 ngày năm 2011 lên đến 52 ngày năm 2012. Điều này cũng được lý giải do bối cảnh kinh tế Việt Nam trong năm 2011 và năm 2012 có nhiều khó khăn như đã trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w