Kế toán nghiệp vụ kiểm kê, đánh giá TSCĐ.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 32 - 39)

1.2.5.1.Kế toán nghiệp vụ đánh giá TSCĐ

Trong quá trình sử dụng hịên tượng lạm phát là hiện tượng phổ biến, bên cạnh đó tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho giá trị ghi sổ ban đầu(NGTSCĐ)và giá trị còn lại của TSCĐ không phản ánh giá trị thị trường của TSCĐ. Xuất phát

từ yêu cầu quản lý, bảo toàn vốn, doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng thời điểm đánh giá lại TSCĐ. Việc đánh giá lại được thực hiện theo quy định của nhà nước. Khi đánh giá TSCĐ doanh nghiệp phải kiểm kê xác định TSCĐ hiện có. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ kế toán xác định và ghi sổ:

- Phần NGTSCĐ điều chỉnh tăng Nợ TK 211,213

Có TK 412- chênh lệch đánh giá lại TSCĐ - Số điều chỉnh giảm NGTSCĐ

Nợ TK 412- chênh lệch đánh giá lại TSCĐ Có TK 211,213

- Điều chỉnh giấ trị hao mòn của TSCĐ (theo phương pháp xác định giá trị hiện tại - nếu có)

+ Điều chỉnh giảm

Nợ TK214- hao mòn TSCĐ

Có TK412- chênh lệch đánh giá lại TSCĐ + Điều chỉnh tăng

Nợ TK 412-chênh lệch đánh giá lại TSCĐ Có TK 214- hao mòn TSCĐ

1.2.5.2.Kế toán nghiệp vụ kiểm kê TSCĐ

1.2.5.2.1.Kế toán TSCĐ bị mất hoặc phát hiện thiếu khi kiểm kê

- Căn cứ vào biên bản xử lý TSCĐ hoặc hồ sơ về TSCĐ, kế toán xác định phần thiệt hại(giá trị còn lại trên sổ kế toán) để ghi sổ.

Nợ TK 138-phải thu khác(bắt bồi thường)

Nợ TK 811-chi phí bất thường(phần tính vào chi phí)

Nợ TK 411-nguồn vốn kinh doanh(được phép ghi giảm vốn) Có TK 211,213-NGTSCĐ hữu hình, vô hình

- Trong trường hợp phải chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền Nợ TK 214-hao mòn TSCĐ

Nợ TK 138(1)- Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 211

- Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền Nợ TK 138(8)-phần bắt bồi thường

Nợ TK 811- phần tính vào chi phí

Nợ TK 411- phần cho phép ghi giảm vốn Có TK 138(1)- tài sản thiếu chờ xử lý

1.2.5.2.2.Trường hợp phát hiện thừa TSCĐ khi kiểm kê

- Nếu tại thời điểm kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân thừa thì tạm thời ghi

Nợ TK 211,213

Có TK 338(3381)- tài sản thừa chờ xử lý.

- Khi xác định được nguyên nhân tuỳ theo nguyên nhân và quyết đinh xử lý:

+ Nếu tài sản đó không phải của doanh nghiệp, do doanh nghiệp giữ hộ hoặc đi thuê hoạt động thì:

Nợ TK 338(3381)-phải trả, phải nộp khác Có TK 211,213

+ Nếu đó là tài sản của doanh nghiệp nhưng do ghi sót khi hình thành tài sản, kế toán ghi

Nợ TK 338(3381)- phải trả, phải nộp khác Nợ TK133- Số thuế GTGT ghi thiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 111,112,331

- TSCĐ đã sử dụng nhưng chưa trích khấu hao thì doanh nghiệp phải trích khấu hao bổ xung:

Nợ TK 627,641,642

Nợ TK 142,242(nếu khấu hao quá lớn) Có TK 214- hao mòn TSCĐ

Đồng thời ghi đơn : Nợ TK009-nguồn vốn khấu hao cơ bản.

1.2.6.Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán TSCĐ

Tuỳ theo đặc điểm của doanh nghiệp mà kế toán có thể chọn 1 trong 4 hình thức ghi sổ sau:

1.2.6.1. Hình thức sổ kế toán Nhật kí – Sổ cái

Theo hình thức Nhật kí - Sổ cái, các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa TSCĐ... được ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật kí - Sổ cái với các TK 211, 212,213. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng sổ chi tiết để phân loại nghiệp vụ nhằm cung cấp các thông tin cụ thể, chi tiết.

Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán Chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu

1.2.6.2. Hình thức sổ kế toán nhật kí chung

Hình thức nhật ký chung sử dụng nhật ký để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian và sổ cái để tập hợp các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Khi các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh, kế toán phản ánh vào nhật kí chung và sổ chi tiết TSCĐ. Từ nhật kí chung, kế toán vào sổ cái. Cuối kì, kế toán tập hợp số liệu trên sổ chi tiết và đối chiếu với sổ cái để lên báo cáo tài chính.

Nhật ký sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo t i chínhà Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán Chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu

1.2.6.3. Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ

Khi các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh, kế toán tập hợp các chứng từ gốc cùng loại để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ trở thành căn cứ trực tiếp để vào các sổ cái.

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo t i chínhà Chứng từ gốc Sổ quỹ Bchảng tứng tổng hừ gốợcp Sổ, thẻ kế toán Chi tiết

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu

1.2.6.4 Hình thức sổ kế toán nhật kí chứng từ

Căn cứ vào các chứng từ gốc và bảng phân bổ khấu hao, kế toán vào sổ kế toán và các nhật kí chứng từ có liên quan. Đối với các nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ, kế toán vào nhật kí chứng từ. Cuối tháng, tập hợp số liệu từ các chứng từ và bảng kê, kế toán vào sổ cái. Số liệu từ sổ kế toán chi tiết được dùng để lập bảng tổng hợp chi tiết, đối chiếu với sổ cái trước khi lên báo cáo tài chính

Sổđăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo t i chínhà Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu

Sổ quỹ

Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thChi tiẻ kế toánết

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 32 - 39)