Giai đoạn 2009 đến nay

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu đề tài “tổng cung và chu kỳ kinh doanh” (Trang 33 - 34)

1. Thực tiễn chu ký kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn 1989 –

1.4.Giai đoạn 2009 đến nay

Tiêu dùng tăng trưởng mạnh đã thể hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (tăng tới 14% sau khi loại trừ lạm phát). Tình hình này khác biệt so với năm 2009, khi tổng mức bán lẻ loại trừ yếu tố giá cả vẫn tăng trong khi du lịch sụt giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng đồng đều trong cả bốn lĩnh vực: thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đã trở lại.

Tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 316,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,1%; khu vực ngoài nhà nước đạt 299,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1%; và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8%. Sau khi mở rộng rất mạnh trong năm 2009 (thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ), tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước năm 2010 đã thu hẹp hơn so với năm 2009. Xét cả giai đoạn 2005-2010 thì tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước vẫn quay trở lại xu thế chung của giai đoạn 2005-2008, đó là sự giảm dần của đầu tư khu vực kinh tế nhà nước. Xét về giá trị, đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước vẫn là thành phần lớn nhất trong tổng đầu tư toàn xã hội hiện nay, so với hai thành phần kinh tế khác là khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Xuất - nhập khẩu: Xuất nhập khẩu năm 2010 hồi phục mạnh mẽ, không chỉ bù đắp lại được những sụt giảm năm 2009 mà còn tăng cao hơn nhiều so với năm 2008. Xuất khẩu ngoại trừ quí I/2010 có tốc độ tăng trưởng âm, nhưng đã bật dương rất nhanh trong quí hai và kết thúc cả năm ở mức 72,2 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2009. Trong khi đó, nhập khẩu tăng mạnh trong những tháng đầu năm, nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm dần cho đến cuối năm. Kết thúc năm tổng nhập khẩu cả nước đạt 84 tỷ USD, tăng khoảng 20,1% so với năm 2009. Do

nhập khẩu tăng chậm dần nên nhập siêu năm 2010 được hạn chế ở mức 12,6 tỷ USD (thấp nhất kể từ năm 2007 trở lại đây) và chiếm khoảng 17,5% tổng xuất khẩu.

Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu đề tài “tổng cung và chu kỳ kinh doanh” (Trang 33 - 34)