Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích và quản lý tín dụng cuả ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 38 - 39)

cuả ngân hàng thương mại

1.3.1 Nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng nói chung như quy mô, kỳ hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo…. được xem xét và nêu rõ trong chính sách tín dụng. Đây chính là cơ sở cho việc phân tích tín dụng. Nếu Ngân hàng xây dựng được chính sách và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, phân tích tín dụng sẽ có chất lượng cao và ngược lại.

1.3.1.2 Chất lượng khai thác thông tin sử dụng để phân tích tín dụng

Thông tin chính là yếu tố đầu vào của quá trình phân tích tín dụng, cho nên mức độ chính xác của thông tin là điều kiện cần cho một kết quả phân tích tín dụng đạt hiệu quả cao. Thông tin có thể được thu thập, khai thác từ nhiều nguồn như hồ sơ xin vay vốn, các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp, các đối tác….. tuy nhiên mục đích cuối cùng là phải thu được thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và có tính pháp lý.

ngay từ những bước đầu, và dễ hiểu là chất lượng sẽ không cao.

1.3.1.3 Nội dung, phương pháp phân tích tín dụng

Nội dung phân tích phải đảm bảo phản ánh đầy đủ về khách hàng thì mới có thể có những đánh giá, nhận xét đúng về khách hàng. Các chỉ tiêu được đưa ra để tiến hành phân tích phải là những chỉ tiêu cần thiết nhất, quan trọng nhất, phản ánh một cách trung thực nhất tình hình của khách hàng. Phương pháp phân tích tiên tiến, với những công cụ hỗ trợ hiện đại sẽ giúp xác định đầy đủ, chính xác và nhanh chóng những chỉ tiêu cần phân tích. Mỗi loại sản phẩm (cho vay tiêu dùng, chiết khấu thương phiếu…) có đặc điềm và yêu cầu khác nhau, nên Ngân hàng phải có kỹ thuật phân tích phù hợp, đa dạng.

1.3.1.4 Năng lực của đội ngũ nhân viên

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ phân tích tín dụng là vấn đề mấu chốt quyết định chất lượng phân tích tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng không có trình độ thì ngay từ khâu thu thập thông tin họ đã không thể thực hiện tốt, không thể chọn lọc được những thông tin quan trọng, dẫn đến đánh giá không đầy đủ hoặc sai lệch về khách hàng. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong Ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là khi Ngân hàng đã có sự tách bạch giữa bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận phân tích tín dụng.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 38 - 39)