Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (1:5)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP CƠ KHÍ CHÍNH XÁC BÁCH KHOA (Trang 25 - 30)

(1:5)

% 1,078 1,5 0,422

9 Lợi nhuân/Vốn cố định(1:3) % 2,23 2,08 -0,1510 Lợi nhuận/Vốn lưu động(1:4) % 2,75 4,79 2,04 10 Lợi nhuận/Vốn lưu động(1:4) % 2,75 4,79 2,04 11 Lợi nhuận trên vốn (1:2) % 1,232 1,45 0,218 12 Lợi nhuận trên vốn tự có(1:6) % 2,103 2,5 0,397

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP cơ khí chính xác Bách Khoa).

- Chỉ tiêu doanh thu / vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết 1 đônhg vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2007 bỏ 100 đồng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu được 96,37 đồng doanh thu. Ta thấy vòng quay vốn năm 2007 chậm hơn so với năm 2006, do doanh thu có giảm so với năm 2006.

- Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Chỉ tiêu này đánh giá 1 đồng doanh thu đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2007 cứ 100 đồng doanh thu đem lại

1,5 đồng lợi nhuận, so với năm 2006 hiệu suất doanh thu năm 2007 tăng 0,422 đồng.

- Chỉ tiêu lợi nhuận / vốn: So với mặt bằng thị trường thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ngày càng tốt. Điều này là do sử dụng vốn của Công ty đã triệt để. Năm 2007 lợi nhuận trên vốn tăng 0,218 đồng tức là năm 2007 bỏ 100 đồng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu được 1,45 đồng lợi nhuận, chứng tỏ sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn năm 2006 do nhu cầu thị trường có nhiều tác động tốt tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng so với năm 2006.

- Lợi nhuận trên vốn cố định: Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2006 giảm 60,59 đồng tức là 100 đồng vốn cố định đem lại 2,23 đồng lợi nhuận. Năm 2007 100 đồng vốn cố định đem lại 2,08 đồng lợi nhuận, do đó hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2007 thấp hơn so với năm 2006.

- Lợi nhuận trên vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho ta biết 100 đồng vốn lưu động mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2007 mang lại 4,79 đồng lợi nhuận so với năm 2006 hiệu quả sử dụng vốn lưu động vẫn tăng.

- Lợi nhuận trên vốn tự có: Chỉ tiêu này cho ta biết 100 đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Năm 2007, lợi nhuận trên vốn tự có tăng 0,397 đồng, cứ 100 đồng vốn tự có đem lại 2,5 đồng lợi nhuận so với năm 2006 lợi nhuận trên vốn tự có của Công ty vẫn tăng.

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP CƠ KHÍ CHÍNH XÁC BÁCH KHOA CHÍNH XÁC BÁCH KHOA

Về công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty. Như chúng ta đã biết phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đó là việc sử dụng các phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định tài chính quản lý phù hợp.

Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của Công ty. Trong những năm qua Công ty Cp cơ khí chính xác Bách Khoa đã thực hiện khá tốt việc phân tích tình hình tài chính chủ yếu trên kết quả tạo nguồn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích Công ty đã xác định được những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm tiếp theo.

Trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm về chế tạo phụ tùng, chi tiết máy năm 2006 Công ty đã biết khai thác thế mạnh, đó là sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của mình và tạo được một đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao nên thu hút được nhiều khách hàng đến với Công ty, làm cho doanh thu của Công ty tăng rất nhiều so với năm 2005, từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, do Công ty có được sự quan tâm, chú ý trong quản lý, kiểm soát các khoản chi phí một cách hợp lý nên năm 2006 đã tăng được lợi nhuận cho Công ty

Bên cạnh đó, Công ty luôn có một đội ngũ kiểm tra, giám định chất lượng đáng tin cậy cho nên trong quá trình sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng thì lượng sản phẩm bị trả lại của Công ty là không đáng kể. Do vậy uy tín của Công ty trên thị trường Miền Bắc được đảm bảo. Hơn nữa, trong năm 2005, 2006 do tăng

cường được đội ngũ kinh doanh đầy kinh nghiệm đã tiếp xúc được với rất nhiều khách hàng cho nên Công ty đã nhận được những thông tin bổ ích về nhu cầu thị trường, tiếp tục đẩy mạnh được doanh số các đơn đặt hàng của Công ty.

Năm 2006, nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, Công ty đã nâng cao được đời sống vật chất của người lao động, khuyến khích được người lao động tận dụng hết khả năng của mình để giúp cho Công ty phát triển bền vững hơn nữa, có thế thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Có thể nói, trong 2 năm 2007 và 2006, Công ty cổ phần cơ khí chính xác Bách Khoa đã hết sức cố gắng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh những thành tích như vậy, vẫn còn một số vấn đề chưa hợp lý mà Công ty cần nhanh chóng quyết để cho quá trình hoạt động sản xuất của Công ty đạt được hiệu quả cao hơn.

2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân

Vấn đề mà Công ty đang vướng mắc đó chính là vốn kinh doanh. Để mở rộng sản xuất cũng như để thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa thì Công ty cần phải tăng được nguồn vốn kinh doanh.

Ngoài ra tay nghề của một số công nhân viên trong Công ty vẫn chưa đạt trình độ nhất định để đáp ứng chuyên môn công việc đòi hỏi.

Trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Mặc dù chất lượng hàng hóa của Công ty luôn được đảm bảo nhưng sức cạnh tranh của Công ty vẫn còn thấp. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng phần nào bị kìm hãm.

Mặt khác vì Công ty chủ yếu sản xuất đơn chiếc nên năng suất chưa được cao. Thị trường chế tạo phụ tùng, chi tiết máy này của Công ty cho đến nay mới chỉ ở phạm vi nhỏ, chưa mở rộng hết toàn Miền Bắc.Vì vậy Công ty cần phải phát triển hơn nữa.

Chi phí mua nguyên vật liệu: Trong khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty vẫn chưa tìm được nguyên vật liệu tốt và ổn định cho nên giá mua các mặt hàng của Công ty vẫn còn cao, gây khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm, tác động đến mức độ hiệu quả trong hoạt động của Công ty.

Mạng lưới tiêu thụ chưa được phân bố đều, công tác giới thiệu sản phẩm hàng hóa còn kém cho nên chỉ có khách hàng nào có nhu cầu và biết được thì đến đặt hàng ở Công ty. Do vậy Công ty chưa có sự chủ động trong việc thu hút khách hàng để đẩy mạnh việc tiêu thụ của Công ty.

Tóm lại, trên đây là một số vấn đề đang được đặt ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí chính xác Bách Khoa trong những năm qua chưa được khắc phục. Chính những hạn chế và nguyên nhân này đã tác động không nhỏ đến tình hình thực hiện lợi nhuận, kìm hãm tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty.

Trên cơ sở xem xét, nắm bắt tình hình thực tế của Công ty, em xin đề xuất một số giải pháp cho những năm tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận của Công ty cổ phần cơ khí chính xác Bách Khoa.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP CƠ KHÍ CHÍNH XÁC BÁCH KHOA (Trang 25 - 30)