Bài học kinh nghiệm và giải pháp với các chính sách chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu Bán phá giá hàng hóa trong thương mại quốc tế.doc (Trang 36 - 39)

đông lạnh và cá tra cá basa đông lạnh của Việt Nam để xem xét việc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra cá basa có thể là nguyên nhân làm tái diễn hoặc tiếp tục thiệt hại cho sản xuất nội địa của Mỹ hay không.

Do ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ. Từ năm 2003, sản lượng cá tra cá basa xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh. Diều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng cá tra cá basa trong nước.

Ngoài cá tra cá basa đông lạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì tôm cũng là một mặt hàng bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đáng để chúng ta quan tâm. Mỹ áp dụng mức thuế cao đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, trên 25% làm cho lượng tôm giảm đột ngột, khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu và người nuôi tôm thua lỗ.

b, Thị trường châu Âu EU:

Liên minh châu Âu cũng là một khách hàng lớn của Việt Nam. Trong những năm gần đây chúng ta xuất khẩu vào thị trường này chủ yếu là các mặt hàng như giày da, mũ da, dệt may, thuỷ sản. Cũng như Mỹ, việc xuất khẩu hàng hoá vào châu Âu đã gặp rất nhiều trở ngại do thuế chống bán phá giá. Thực tế các nước EU đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam như: năm 2006 EU áp dụng mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với giày mũ da nhập khẩu là 16,8%, từ năm 2003 đến năm 2007 EU đánh thuế 28% đối với oxit kẽm nhập từ Việt Nam,...

II. Bài học kinh nghiệm và giải pháp với các chính sách chống bán phá giá. giá.

Việt Nam là một trong những nước bị kiện bán phá giá nhiều trên thế giới, phổ biến ở các mặt hàng như giày da, thuỷ sản,...Các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện thường chưa chủ động và chưa có kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện này. Thay vào đó, doanh nghiệp còn ỷ lại vào cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp Việt Nam bị kiện vì chưa có ý thức cạnh tranh lành mạnh và công bằng thương mại

trong nền kinh tế thị trường, ý thức tự vệ và chủ động tham gia kháng kiện của doanh nghiệp trong nước cũng còn thấp. Dó đó việc thua kiện là điều không thể tránh khỏi. Thua kiện sẽ đem đến những hậu quả nguy hại không chỉ đối với ngành sản xuất sản phẩm bị áp dụng chính sách chống bán phá giá mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế của cả nước, ví dụ như gây ra thất nghiệp lớn, gây thua lỗ đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

1.Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài

-Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương để tranh

thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.

- Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết.

- Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ trước đây.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng...

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các nước... và phổ biến, hướng dẫn cho

các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.

2. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra

* Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện

- Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện.

- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện...

* Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.

- Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài.

- Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.

+ Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá... để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.

* Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp...

- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. Như trong vụ kiện tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC) “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ.

- Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu. Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá hàng hoá. Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi một cam kết giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay, cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các nước xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp. Trong giai đoạn 1995-2001 trên thế giới đã có 34 nước thực hiện cam kết giá, trong đó có 10 nước chưa phải là thành viên WTO. Cam kết giá có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ quan điều tra về bán phá giá. Hơn nữa các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị kiện sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch trước và sau cam kết tăng giá bán thay cho việc nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu lúc này cũng phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu,chấp nhận thực hiện các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và phức tạp hơn trong giao dịch xuất khẩu... Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật pháp, khả năng cạnh tranh... trước khi thực hiện biện pháp này.

Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thông tin, tiến hành cam kết giá khi cần thiết...

Một phần của tài liệu Bán phá giá hàng hóa trong thương mại quốc tế.doc (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w