Xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 12 (Trang 28)

Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy phương pháp dạy học theo dự án là một phương pháp giảng dạy hiện đại và có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều nhược điểm cần biết để khắc phục.

Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:

Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;

Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; Phát triển khả năng sáng tạo;

Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;

Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; Phát triển năng lực đánh giá.

Nhược điểm:

DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản;

DHDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống; DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.

Hiệu quả do PP dạy học dự án mang lại cho HS là vô cùng to lớn, đặc biệt là việc hình thành cho HS các “kĩ năng mềm” – những kĩ năng thật sự cần thiết cho ngưỡng cửa vào đời nên phương pháp này cần được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy. Tuy nhiên, để ứng dụng PP dạy học dự án đạt hiệu quả cao nhằm góp phần đạt được mục tiêu Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn mới, trước hết người giáo viên cần phải tìm hiểu thật kĩ về nội dung phương pháp nhằm biết cách ứng dụng đúng lúc đúng chỗ; không phải tất cả các bài học, các nội dung kiến thức đều phù hợp cho dạy học dự án.

Với những kinh nghiệm nhỏ của mình đã trình bày ở trên, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để bổ sung thêm cho đề tài, hi vọng đề tài có thể góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá. Tất cả những điều đó đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 12 (Trang 28)