CHI PHÍ THÀNH LẬP MỘT CHI NHÁNH (PHÒNG GIAO DỊCH)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNO VÀ PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ (Trang 28 - 30)

4. Công tác mở rộng hoạt động tại Chi nhánh.

CHI PHÍ THÀNH LẬP MỘT CHI NHÁNH (PHÒNG GIAO DỊCH)

(Đơn vị: triệu đồng) Nội dung Chi nhánh thành viên Phòng giao dịch

1. Tiền thuê trụ sở 500 50

2. Chi phí tài sản 790 57

Tổng cộng 1428 147

Về thiết bị văn phòng: Khi chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động, nhu cầu về thiết bị văn phòng như máy tính, máy điều hoà, máy nổ, máy Fax, điện thoại và các thiết bị văn phòng khác sẽ làm chi phí năm đầu tiên sẽ là rất lớn nhưng sang các năm sau sẽ giảm dần do đã đầu tư ở năm đầu tiên.

Do đặc thù hoạt động kinh doanh của một phòng giao dịch với nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn từ dân cư và cho vay đầu tư. Do vậy, quy mô hoạt động của một phòng giao dịch nhỏ hơn một Chi nhánh thành viên rất nhiều. Tuy nhiên, Phòng giao dịch này là đại diện cho Chi nhánh nên vẫn phải có trụ sở khang trang, thời gian thuê địa điểm lâu dài để gây được lòng tin với người dân. Vì vậy, chi phí thuê địa điểm rất cao.

Từ khi thành lập, Chi nhánh chỉ có 1 quỹ tiết kiệm đặt tại trụ sở trung tâm, sau đó Chi nhánh tiếp tục thành lập một phòng giao dịch đặt tại Nhà máy chế tạo biến thế ABB để chi lương cho cán bộ công nhân viên và phục vụ các giao dịch của nhà máy.

Năm 2001, Chi nhánh đã phát triển thêm được 1 Phòng giao dịch đặt tại Bách Khoa. Sang những tháng đầu năm 2002, Chi nhánh đã mở thêm 1 chi nhánh thành viên và 3 Phòng giao dịch.

Như vậy, hiện nay mạng lưới của Chi nhánh gồm 2 Chi nhánh thành viên và 4 Phòng giao dịch đã đi vào hoạt động và mang lại những kết quả khả quan.

Chi nhánh Bà Triệu: + Nguồn vốn đạt 120 tỷ

+ Dư nợ đạt 58 tỷ

Chi nhánh Bách Khoa: + Nguồn vốn đạt 110 tỷ

Thực trạng thời gian qua, tốc độ mở rộng mạng lưới hoạt động của Chi nhánh phát triển chậm, lý do Chi nhánh cân nhắc kỹ lưỡng địa điểm giao dịch và hiệu quả hoạt động của từng điểm, vì nếu không cân nhắc kỹ lưỡng không những hoạt động của mạng lưới không đạt kết quả như mong muốn mà có khi còn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Các Phòng giao dịch mở ra chưa đa dạng hoá các hình thức nghiệp vụ nên chưa phát huy hết năng lực lao động của cán bộ nhân viên và chưa khai thác được lợi thế của các điểm giao dịch nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Để chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn thành phố và chiến thắng trong cạnh tranh, tiến tới quá trình hội nhập, Chi nhánh cần có chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động trong thời gian tới.

Để thực hiện thành công chiến lược phân phối nhằm đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, thì việc ứng dụng công nghệ hiện đại là rất cần thiết. Tuy nhiên, đây lại là một hạn chế của Chi nhánh: Các loại hình dịch vụ như máy rút tiền tự động, thẻ thanh toán, home banking... mới đang trong giai đoạn chuẩn bị.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNO VÀ PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ (Trang 28 - 30)