Về khoản thiệt hại phá đi làm lạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY T (Trang 28 - 31)

Công ty cần tổ chức giám sát chặt chẽ hơn khi phát sinh: lập biên bản, xác định khối lượng phá đi làm lại để từ đó có căn cứ xác định và xử lý trách nhiệm vật chất của nguơì gây ra đối với chi phí phát sinh, hạn chế tối đa chi phí thiệt hại phá đi làm lại, hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

4.Về tính khấu hao TSCĐ

Theo quy định hiện hành của nhà nước tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính. Phương pháp trên chưa phù hợp với các công ty xây lắp sử dụng máy móc thiết bị thi công cơ giới. Bởi vì khi công ty có nhiều khối lượng xây lắp phải thực hiện thì chi phí khấu hao phân bổ cho các công trình thấp. Nhưng chi phí đó không phản ánh đúng thực tế hao mòn TSCĐ. Vì khi khối lượng lớn phải huy động máy móc làm nhiều ca, hao mòn lớn, nhưng chỉ tính trung bình theo năm. Ngược lại khi khối lượng xây lắp ít, chi phí khấu hao TSCĐ trong giá thành xây lắp sẽ cao nhưng thực hao mòn có thể ít hơn. Bởi vì khi khối lượng xây lắp nhỏ, sử dụng máy thi công không thường xuyên. Do đó đề nghị nhà nước cho phép các công ty xây dựng được tính khấu hao theo sản lượng xây lắp để phản ánh đúng hao mòn thực tế và chi phí khấu hao phân bổ vào khối lượng xây lắp đúng mức.

5. Về khoản trích BHYT, BHXH, và KPCĐ

Công ty tính các khoản trích theo lương bằng 19% cho vào chi phí đều theo lương thực tế là không đúng chế độ. Cách làm đó đã đẩy giá tăng cao và cần phải tính lại như sau:

BHXH: 15% lương cơ bản BHYT: 2% lương cơ bản CPCĐ: 2% lương thực tế

6. Phân bổ công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất

Công cụ dụng cụ như cuốc,xẻng…tại công ty đều kết chuyển hết vào chi phí trong kỳ là chưa hợp lý.Cách làm đó vừa tăng chi phí sản xuất vừa không tiết kiệm, vì không chú ý sử dụng luân chuyển các vật tư để giảm chi phí. Do đó công ty không nên xuất công cụ dụng cụ ra bao nhiêuthì cho chuyển hết bấy nhiêu mà nên phân bổ ít nhất là hai lần, mỗi lần 50% giá trị. Cách làm đó đã thúc đẩy thu hồi vật tư luân chuyển và góp phần hạ gía thành công trình, tăng lợi nhuận. Công ty nên sử dụng TK142

- Còn về nguyên vật liệu chưa dùng hết và thu hồi phế liệu: Trong các công trình XDCB, có nhiều vật tư xuất dùng không hết và phế liệu có thể thu hồi để giảm chi phí. Công ty nên chú trọng tới công việc này, tổ chức kế toán công việc thu hồi vật tư chưa dùng và phế liệu để giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Cách hạch toán như sau:

TK621 TK152

V Lchưa dùng hết và phế liệu thu hồi Hoặc:

TK621 TK111

- Cuối cùng, phòng kế toán cần bố trí lại công việc cho thủ quỹ đúng quy của pháp lệnh kế toán thống kê

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY T (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w