Mục tiêu bồi dưỡng nhân tà

Một phần của tài liệu Giáo dục học đại cương (Trang 33 - 34)

I. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU GIÁO DỤC

c.Mục tiêu bồi dưỡng nhân tà

Nhân tài là những người có tài năng, nghĩa là người thông minh, trí tuệ phát triển, có năng lực làm việc giỏi, có một số phẩm chất nổi bật, giàu tính sáng tạo. Tài có cấu trúc gồm 4 tầng: khiếu (còn gọi là năng khiếu) – năng lực – tài năng – thiên tài. Cấu trúc này được hình thành trên nền tảng những tác động phức tạp qua lại giữa một bên là hoạt động của con người (chủ thể) và một bên là sự phát triển của các yếu tố di truyền được khơi dậy nhờ hoạt động có định hướng của chủ thể.

Nhân tài có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển xã hội. Họ là những người mở ra những mũi đột phá trong văn hóa, khoa học – công nghệ, tạo nên đà phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội và khoa học – kỹ thuật ở một nước. Vì vậy, ở thời đại nào, ở quốc gia nào người tài cũng được coi trọng.

Trong điều kiện đất nước ta, phải đặt ra vấn đề bồi dưỡng nhân tài có khả năng sáng tạo cao, có khả năng khai phá nhanh chóng những con đường mới mẻ, góp phần xây dựng cho đất nước một nền văn hóa, khoa học - công nghệ cao. Muốn vậy:

- Hình thành từng bước những trung tâm chất lượng cao ở các cấp học, bậc học, các trường lớp trọng điểm, có chất lượng cao.

- Mở rộng hệ thống trường lớp năng khiếu, chuyên chọn ở phổ thông. Đào tạo lực lượng công nhân lành nghề bậc cao, phát triển hệ đào tạo bồi dưỡng sau đại học.

- Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính để hiện thực hóa các chủ trương, tư tưởng chiến lược về bồi dưỡng nhân tài.

- Bồi dưỡng nhân tài phải đi đôi với thu hút và sử dụng nhân tài hợp lý, tạo điều kiện để đội ngũ trí thức, các nhà khoa học có điều kiện tiếp cận và phát huy tiềm năng của họ.

Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của cả ba môi trường giáo dục (gia đình, nhà trường và xã hội), trong đó, gia đình giữ vai trò quan trọng.

Tóm lại, ba mục tiêu giáo dục trên có một mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động qua lại với nhau. Vì vậy, để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước phải tiến hành thực hiện đồng thời 3 mục tiêu: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

3.1.2. Mục đích giáo dục xét trên bình diện nhân cách

Phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Mục tiêu phát triển con người thực chất là xây dựng và phát triển nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và tiến bộ của xã hội trong thời kì mới – công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều 2 của Luật Giáo dục 2005 đã nêu: « Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. »

Thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách con người Việt Nam trong thời kì mới bao gồm:

Thái độ - Kỹ năng - Tri thức

Một phần của tài liệu Giáo dục học đại cương (Trang 33 - 34)