1. Ý nghĩa:
Có thể khẳng định rằng, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là hoạt động có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong hoạt động chuyên môn nói riêng và trong giáo dục nhân cách con người nói chung. Đó cũng chính là nhiệm vụ của giáo dục là
không chỉ dạy chữ mà còn phải chú trọng dạy làm người. Nếu như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tổ chức khoa học, theo một quy trình phù hợp thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả tốt. Hơn thế nữa khi có được kết quả tốt chắc chắn sẽ thúc đẩy giáo dục đại trà tại các nhà trường.
1. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với Sở giáo dục:
- Cần có các đợt tập huấn về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho cả cán bộ quản lí và cho giáo viên.
- Cần cử đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi biên soạn tài liệu tham khảo, hướng dẫn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho các trường khác học tập.
* Đối với nhà trường:
- Cần tăng cường công tác xây dựng sao cho sát thực với điều kiện thực tế của từng nhà trường.
- Việc chỉ đạo, phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần chú ý đến giáo viên kế cận.
* Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên cần tích cực trong việc nghiên cứu, học hỏi trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để luôn có tâm thể sẵn sàng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Hơn thể nữa là đáp ứng những yêu cầu cao của hoạt động chuyên môn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Ngữ văn 11- Tập một – Phan Trọng Luận (chủ biên)- NXB Giáo dục 2007. 2. Bồi dưỡng văn năng khiếu lớp 11,12- Thái Quang Vinh, Thạch Ngọc Hà, Đặng Ngọc Hiền (chủ biên)- NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2008.
3. Hướng dẫn làm bài văn Nghị luận xã hội – Chu Thị Hảo (Chủ biên) – NXB Giáo dục 2010.