Gặp Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh phải sống nhờ trong thân thể người khác, vì:
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
“Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”
→ Hai lời thoại ấy mang ý nghĩa:
Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa, không thể nào sống có ý nghĩa nếu một tâm hồn thanh cao lại được đặt trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.
Và sống thực sự cho ra con người không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, sống không được là mình thì cuộc sống thật vô nghĩa.
Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn “dưới đất, trên trời đều thế cả”. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó.
Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích “ông chỉ đơn giản là cho tôi sống… ông chẳng cần biết!”. Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh vào bi kịch.
Đế Thích tiếp tục việc “sửa sai” của mình bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác của cu Tị nhưng Trương Ba đã nhất quyết từ chối, không chấp nhận cuộc sống mà theo ông là còn “khổ hơn là cái chết”
Trương Ba đã xin đế thích cho cu Tị được sống lại. Còn mình thì xin được chết hẳn “Ông hãy cứu nó! ông phải cứu nó…Ong Đế Thích, vì con trẻ ông ạ,vì con trẻ…”, “tôi đã nghĩ kĩ. Tôi không nhập vào hình thù của ai nữa!Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn”. Đó là quyết định hợp lí của Trương Ba.Bởi lẽ, hơn ai hết, giờ đây Trương Ba đã thấm thía vô cùng nỗi đau khi không có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác, bởi Trương Ba đã hình dung rõ những rắc rối khi phải sống trong thân xác của cu Tị và còn bởi Trương Ba thấy cảm thương cho tình cảnh của mẹ con chị Lụa. Quyết định đó, chứng tỏ Trương Ba là người sáng suốt, nhân hậu, giàu lòng tự trọng và ý thức rõ giá trị của sự sống.
→ Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống: vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc
đấu tranh chống lại dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ được bộc lộ ở đây.
4. Đoạn kết:
Trương Ba trả xác cho hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các sự vật thân thương, vào những hình ảnh vẫn nảy nở (vườn cây, hai đứa trẻ, hạt na gieo) và sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người : “Tôi đây bà ạ.Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ…”. Cuộc sống tuần hoàn theo quy luật muôn đời.
Màn kết đầy chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và của cuộc sống đích thực.
¤
˜ ™
ĐỀ 20
Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân. YÊU CẦU
Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích theo định hướng (về giá trị của tác phẩm). − Nội dung
• Giá trị hiện thực.
• Giá trị nhân đạo (của Vợ nhặt).
GỢI Ý
Với nội dung cần phân tích nêu trên, thân bài gồm hai đoạn chính sau đây: