QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG LCL CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI BÍCH THIỆN:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quy trình giao nhận tại Công ty TNHH dịch vụ giao nhận Phương Nam (Trang 41)

THƯƠNG MẠI BÍCH THIỆN:

Lô hàng nhập khẩu LCL mặt hàng máy bơm nước của Doanh nghiệp Thương mại Bích Thiện được Phương Nam đảm trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng và hưởng phí dịch vụ. Lô hàng cập cảng Cát Lái ngày 25 tháng 4

và thủ tục Hải quan được tiến hành tại Chi cục Hải quan Tân Cảng-KV1. Vì nhập LCL nên quy trình thực hiên nhập khẩu lô hàng có một số quy trình khác với lô nhập FCL được trình bày trong chương 2.

Bước: Chuẩn bị chứng từ và lên tờ khai Hải quan

Nhân viên giao nhận tiến hành lấy D/O bằng cách mang giấy giới thiệu, giấy thông báo hàng đến và vận đơn gốc đến hãng tàu như thường lệ. Tuy nhiên, đây là hàng LCL nên ngoài phí D/O và phí THC ra nhân viên giao nhận phải thanh toán cho hãng tàu phí CFS thay vì các phí liên quan đến container như lô hàng nhập của Saint- Gobain như ở trên.

Sau khi đầy đủ chứng từ cần thiết, nhân viên giao nhận tiến hành mở tờ khai tại Chi cục Hải quan.

Bước: Thủ tục Hải quan:

Bước 1

Bước 2

Bước 2

Bước 4 Bước 3

- Quy trình mở tờ khai tại Hải quan KV1 có một số điểm khác so với quy trình tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư. Ở đây, sau khi tiếp nhận hồ sơ, ra lệnh hình thức( bước 1) là mức 3 kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bước 2 là kiểm tra thực tế hàng hóa chứ không phải tiến hành kiểm tra hồ sơ giá thuế ngay như ở Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư.

Nhân Viên Công Ty đăng ký mở tờ khai. Công Chức Hải Quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ra lệnh hình thức Thông quan cho hàng hóa Kiểm tra thực tế hàng hóa Kiểm tra chi

tiết hồ sơ, giá thuế

- Vì là hàng LCL nên việc kiểm hóa được tiến hành có nhiều điểm khác hàng FCL:

Trước hết, nhân viên giao nhận xuống Kho 2-Cát Lái (ghi trong lệnh giao hàng) để xác định vị trí lô hàng bằng máy tính tìm vị trí hàng lẻ. Lô hàng này được xác định là nằm ở line M, cửa số 6. Sau đó nhân viên giao nhận đăng ký kiểm hóa tại thủ kho cửa số 6.

Trước khi liên hệ với Công chức Hải quan kiểm hóa, nhân viên giao nhận phải nhờ xe nâng điện trong kho di chuyển hàng đến vị trí thuận lợi cho việc kiểm hóa và đưa phí dịch vụ cho tài xế xe nâng, nhân viên giao nhận không được cắt đai, kiện, phải để nguyên hiện trạng của hàng hóa. Tiếp theo,nhân viên giao nhận gọi điện thoại báo cho Công chức Hải quan kiểm hóa và chờ Công chức Hải quan đó xuống kho để kiểm hàng.

Lô hàng này xác suất kiểm tra là 5% tương đương với 6 kiện. Cán bộ kiểm hóa sẽ mang bộ hồ sơ của doanh nghiệp Bích Thiện xuống để kiểm tra, việc kiểm tra được thực hiện theo phương thức thủ công, chỉ kiểm tra về tình trạng bao bì, số lượng, chủng loại và xuất xứ hàng hóa thể hiện trên bao bì hàng hóa có thực sự là từ Nhật Bản hay không.

Sau khi cán bộ kiểm hóa kiểm tra thực tế lô hàng xong, nhân viên giao nhận phải ký tên mình và ghi rõ họ tên vào tiêu thức 31 trên tờ khai. Cán bộ kiểm hóa sẽ ghi nhận kết quả kiểm tra lên tờ khai, đóng dấu và ký tên lên tiêu thức 32.

Sau khi hàng đã được kiểm hóa nhân viên giao nhận phải để hàng lại vị trí ban đầu, hoặc là để tại một vị trí khác nhưng phải ghi nhận lại để thuận tiện trong việc lấy hàng sau này, và hàng sẽ không bị thất lạc.

Hoàn thành bước này, toàn bộ hồ sơ được chuyển lên cho cán bộ Hải quan tính thuế như thông thường.

Bước: Đối chiếu Manifest

Sau khi thanh lý tờ khai, nhân viên giao nhận mang tờ khai và bộ 3 lệnh giao hàng xuống gặp Hải quan kho 2, tại đây Hải quan kho 2 sẽ đối chiếu Manifest, xác nhận thực chất có đúng là đã được rút ruột vào sổ kho chưa, và đối

chiếu hàng hóa trên lệnh giao hàng có giống như tên hàng trong tờ khai không, có đúng số cont, số bill không. Hải quan kho kiểm tra xong ký vào một liên lệnh giao hàng.

Bước: Nhận hàng tại kho

Nhân viên giao nhận mang lệnh giao hàng xuống văn phòng in phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho có 4 liên: trắng, xanh, hồng, vàng. Phòng lập phiếu sẽ yêu cầu nhân viên giao nhận ký tên lên các phiếu xuất kho.

Theo quy định của cảng Cát Lái là nếu hàng phải lưu kho quá 6 ngày kể từ ngày cảng rút ruột hàng ra khỏi cont thì phải đóng phí lưu kho. Do đó, nhân viên giao nhận phải tiến hành nhanh để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp mình. Nhân viên giao nhận liên hệ với người chuyên chở, ghi số xe vào phiếu xuất kho để nhân viên bảo vệ cảng giám sát việc ra vào cảng (lúc này xe đã được điều động vào cảng và đang chờ ở cửa 6 kho 2).

Phòng lập phiếu sẽ giữ lại liên màu trắng và một lệnh giao hàng.

Nhân viên giao nhận mang 3 phiếu xuất kho còn lại đến trở lại phòng của Hải quan kho xem xét, ghi số tờ khai và ký tên đóng dấu lên phiếu xuất kho. Quá trình này gọi là thanh lý kho.

Nhân viên giao nhận mang 3 phiếu xuất kho đó đến cửa số 6, kho 2 gặp thủ kho và xuất trình bộ 3 liên phiếu xuất kho cho người thủ kho, thủ kho sẽ điều động xe nâng bốc hàng và đưa lên phương tiện chuyên chở. Nhân viên giao nhận có nghĩa vụ phải kiểm tra số lượng hàng được đưa lên phương tiện chuyên chở để tránh thiếu sót và nhầm lẫn. Ballet là do người xuất khẩu cung cấp nên không cần thiết phải tháo dời hàng ra khỏi ballet. Sau khi chất hàng xong nhân viên giao nhận ký và xác nhận đã nhận đủ hàng lên phiếu xuất kho. Thủ kho cửa 6 sẽ giữ lại liên màu hồng. Việc nhận hàng đã hoàn thành.

Các bước còn lại của lô hàng này được thực hiện như thông thường.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quy trình giao nhận tại Công ty TNHH dịch vụ giao nhận Phương Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w