I. Phát sinh từ các giao dịch trong năm
Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh Biểu số
3.3.1. Về phía Nhà nước:
Nhà nước cần phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu quản lý, cải tiến hoàn thiện cơ chế tài chính, xây dựng hệ thống chính sách, chế độ thể lệ và quản lý kinh tế đồng bộ. Trên cơ sở đó nghiên cứu bổ sung hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và cơ chế tài chính.
Đặc biệt, đối với chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, Nhà nước cần phải xem xét đến thực tế các nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam để yêu cầu thực hiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán phù hợp, hiệu quả. Qua khảo sát thực tế cho thấy ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có các nghiệp vụ liên quan đến thuế thu nhập hoãn lại như ví dụ 2.11 mục 2.2.2.4 liên quan đến việc doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định nhanh hơn quy định tài chính hiện hành. Ví dụ này đã được phân tích ở mục 2.3.2, nghiệp vụ kinh tế này liên quan đến thuế thu nhập hoãn lại. Do vậy, Nhà nước cần phải điều chỉnh phạm vi áp dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, yêu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng cả phần thuế thu nhập hoãn lại đối với VAS 17.
doanh nghiệp, Nhà nước phải biết chính xác được chính sách Nhà nước ban hành có phù hợp với thực tế thực hiện chính sách đó hay không, vướng mắc gì doanh nghiệp còn gặp phải, đồng thời phải phân tích đúng đắn nguyên nhân khách quan khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải để từ đó có kế hoạch, lộ trình nhất định để cải tiến chính sách cho phù hợp, nếu Nhà nước ban hành chính sách mà doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng thì Nhà nước phải sửa chữa ngay khuyết điểm của mình.
Bên cạnh đó, ý thức và sự hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng của người dân còn rất hạn chế; có một thời gian công tác thuế không được coi trọng. Vì vậy người dân và NNT tự tìm hiểu pháp luật thuế, tự xác định nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nước trong điều kiện hiện nay là khó có thể thực hiện được, cần có sự hỗ trợ của cơ quan thuế, của cán bộ thuế.
Ngành thuế cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế trong toàn dân, triển khai mạnh mẽ công tác hỗ trợ phục vụ NNT để nâng cao tinh thần tự nguyện chấp hành pháp luật thuế trong toàn dân để mọi người dân ý thức được nộp đúng, nộp kịp thời thuế là đạo đức của công dân như lời Bác Hồ đã dạy. Đưa công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT thành một trong những khâu trọng tâm trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Thông qua công tác này, tạo mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và NNT theo hướng NNT là khách hàng của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của NNT, người bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng, gắn liền với chức năng quản lý của cơ quan thuế. Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế có vai trò tích cực trong quản lý kinh tế nói chung và lĩnh vực thuế nói riêng; là một chức năng quan trọng trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, việc thanh tra, kiểm tra thuế đòi hỏi phải được đổi mới và hoàn thiện.
Thực tế, luôn luôn tồn tại sự khác biệt giữa Chính sách Thuế với các quy định trong các chuẩn mực và chế độ kế toán trong bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Các DN hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu và có cách ứng xử phù hợp đối với sự khác biệt này. Nhà nước cần phải có biện pháp để kiểm soát sự khác biệt này
hành các chuẩn mực kế toán, sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách về chế độ tài chính DN, Chính sách thuế TNDN theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa Chế độ Tài chính DN và Chính sách thuế. Việc khẩn trương xây dựng đầy đủ các chuẩn mực kế toán theo xu hướng hội nhập, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng DN tham gia trực tiếp ngày càng nhiều vào việc sửa đổi, bổ sung các Luật thuế... là những tín hiệu khả quan. Nhà nước phải có kế hoạch đào tạo và hướng dẫn cán bộ công chức tự đào tạo để nâng cao trình độ của cán bộ công chức.
Ở nước ta, các quy định xử phạt về thuế đều đã được quy định trong Luật quản lý thuế và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn, nhưng mức độ chấp hành của các đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chưa cao, thậm chí coi hành vi trốn thuế là một “Thành tích” và ngang nhiên chây ỳ nộp thuế.