Kiến nghị với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO VÀ PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (Trang 25 - 27)

Thứ nhất, cần xây dựng các kế hoạch đào tạo cán bộ quản trị rủi ro và triển khai mô hình quản trị rủi ro tại hội sở sau đó tổ chức hội thảo để truyền tải kinh nghiệm cũng như hướng dẫn các chi nhánh thực hiện.

Thứ hai, thường xuyên có sự kiểm tra và hỗ trợ chi nhánh về công tác quản trị rủi ro, có thể cử cán bộ chuyên môn xuống chi nhánh trực tiếp giúp đỡ, tư vấn hoặc cung cấp kinh phí cũng như các điều kiện khác hỗ trợ chi nhánh.

Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ thực sự hiệu quả để giữa các chi nhánh cũng như giữa chi nhánh với hội sở có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm về quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trên cả mạng lưới chi nhánh

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, đây cũng là tất yếu chung khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển.

Với vai trò là một trung gian tài chính mà thường được các chuyên gia ví von bằng hình tượng “mượn đầu heo nấu cháo”, các ngân hàng có hoạt động hiệu quả thì các thành viên khác trong nền kinh tế mới có điều kiện phát triển hoạt động của mình. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngân hàng lại chứa đựng quá nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Vì lẽ đó, quản trị rủi ro tín dụng là việc làm tất yếu nếu các ngân hàng muốn phát triển bền vững, an toàn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung. Thế nhưng tại ngân hàng hiện nay lại chưa có sự đầu tư đầy đủ cho nghiên cứu và triển khai công tác này. Đây là một khó khăn rất lớn cho các ngân hàng nói chung khi hiện nay hệ thống ngân hàng phát triển rộng khắp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài “quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp”em nhận thấy rằng tại ngân hàng chưa có một bộ phận nào thực hiện việc nghiên cứu QTRR một cách hệ thống, những gì ngân hàng làm mới chỉ là cố gắng phòng tránh và hạn chế rủi ro xảy ra mà thôi. Vì lẽ đó mà rủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng tại ngân hàng chưa thực sự được “quản trị” một cách hiệu quả, có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường trong tương lai.

Trong quá trình thực hiện đề tài, em thực sự gặp nhiều khó khăn vì lĩnh vực tài chính - ngân hàng không phải là chuyên môn em được đào tạo. Vì lẽ đó em đã cố gắng trình bày các vấn đề lý thuyết theo hướng QTRR trong kinh doanh thương mại nói chung, vận dụng cho một tổ chức kinh doanh cụ thể là NHNo&PTNT Bắc Hà Nội (trên cơ sở xem xét ngân hàng như một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt). Việc thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này của em hắc chắn còn nhiều thiếu sót, em kính mong các thầy cố trong Khoa Thương mại góp ý, hướng dẫn cho em có thể hoàn thiện chuyên đề này.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO VÀ PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (Trang 25 - 27)