Liên minh châu Âu có quá trình hình và phát triển lâu dài từ hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực than và thép, năm 1951, ECSC- cộng đồng than thép châu Âu ra đời. Đến năm 1957, 6 nước thành viên của ECSC bao gồm Đức, Pháp, Ý, Bỉ , Hà Lan và Luxemburg đã ký hiệp định Roma thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu
EEC. Sau 12 năm, thị trường chung và liên minh thuế quan được hình thành. Đạo luật về một châu Âu thống nhất năm 1986 đặt cơ sở cho việc hình thành một thị trường thống nhất ra đời ở châu Âu. Năm 1993 liên minh châu Âu với thị trường thống nhất ra đời trên cơ sở của hiệp định Liên minh châu Âu TEU ký kết tại Maastrict tháng 12 năm 1991. Ý tưởng về một đồng tiền chung châu Âu đã có từ những năm 1970 và đến năm 1999 Liên minh kinh tế và tiền tệ EMU được thành lập. Từ đầu năm 2002, chỉ có một đồng tiền chung, đồng Euro được sử dụng trên 12 nước thành viên của EU. Liên minh châu Âu là một mô hình liên kết khu vực ở mức độ cao với đồng tiền chung, chính sách kinh tế chung, chính sách ngoại giao và an ninh chung. EU có các thể chế siêu quốc gia như Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Toà án châu Âu, Ngân hàng châu Âu.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại Copenhaghen (Đan Mạch) tháng 12 -2002 đã quyết định sẽ sáp nhập mười thành viên mới là 3 nước Baltic: Latvia, Litva và Estonia, các nước Trung Đông Âu là Balan, Hungary, Cộng hoà Sec, Slovackia, Slovenia, Malta và Síp. Mười nước này sẽ trở thành thành viên chính thức của EU vào tháng 6-2004. Như vậy ý tưởng về việc thành lập một Liên minh châu Âu với số lượng thành viên đông đảo chưa từng có từ trước đến nay sắp trở thành hiện thực. EU sẽ là một nền kinh tế hùng mạnh và có tiếng nói mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế.
ASEAN (Association of South East Asian Nations)
Tên gọi Đông Nam Á được người phương Tây sử dụng từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Xét trên phương diện lịch sử - văn hoá thì Đông Nam Á thời cổ đại là một khu vực thống nhất về văn hoá. Cư dân khu vực này từ hàng ngàn năm trước đã cùng chia sẻ với nhau một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước và một nền văn hoá xóm làng với sự đan xen giữa văn hoá núi, đồng bằng và biển.
Do vị trí địa lý thuận lợi và giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên khu vực Đông Nam Á đã trở thành nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá, đối tượng chinh phục và nô dịch thuộc địa của ngoại bang. Trước hết, đó là sự xâm nhập của nền văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, Arập và sau này từ thế kỷ XVII là châu Âu. Thế nhưng chính nhờ có sự tương đồng và gần gũi về văn hoá , truyền thống ngoại xâm và tinh thần hợp tác bạn bè, các dân tộc Đông Nam Á không những bảo vệ được cốt lõi nền văn hoá sở hữu bản địa của mình mà còn có thể tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hoá khác. Trên cơ sở đó các dân tộc Đông Nam Á lần lượt dành được độc lập từ ách nô dịch và thuộc địa của ngoại bang, đặt nền tảng cho sự hợp tác và liên kết khu vực.
Một cột mốc rõ rệt được đánh dấu trong lịch sử Đông Nam Á là sự kiện thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: ngày8-8-1967 tại Bangkok (thủ đô Thái Lan), tuyên bố Bangkok được ký kết, tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của ASEAN. ASEAN bao gồm 10 nước trong vùng Đông Nam Á là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. ASEAN hiện nay có dân số hơn 500 triệu người, GDP khoảng gần 600 tỷ USD/năm. Đây cũng là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và là nơi thu hút nhiều nguồn vốn FDI.
Mục tiêu chính của ASEAN được ghi rõ trong tuyên bố Bangkok là thông qua những nỗ lực chung trên tinh thần hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá ở mỗi nước, củng cố hào bình, ổn định ở mỗi quốc gia thành viên, khu vực và trên thế giới.
Chương trình hành động của ASEAN gồm có các chương trình lớn về hợp tác kinh tế, tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư trong khu vực đang được thực hiện như xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN(ASEAN Free Trade Area- AFTA), khu vực đầu tư AIA, chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN- AICO, hợp tác hải quan ASEAN. Các nước trong khu vực cùng nhau đẩy nhanh hơn tốc độ thực hiện khu vực mậu dịch tự do AFTA để thúc đẩy thương mại trong nội bộ khu vực, tăng tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài. Với ASEAN 6 (Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Brunei) mức giảm thuế nhập khẩu CEPT từ 0-5% đạt được vào năm 2002, với Việt Nam vào năm 2006 , còn Lào và Myanmar vào năm 2008. Mức 0% với ASEAN 6 vào năm 2010 con với các thành viên mới là 2015.
Như vậy với mục tiêu ban đầu là giữ gìn ổn định và an ninh trong khu vực, lúc đầu Hiệp hội được xem như là khối mang màu sắc chính trị là chủ yếu , đến nay sự hợp tác giữa các thành viên trong ASEAN ngày càng khăng khít và toàn diện.
Từ ngày 1-5-2004, EU đã có thêm 10 nước thành viên mới. Tuy nhiên, lưu thông qua đường biên giữa các nước EU cũ và mới vẫn còn những quy định ngặt nghèo không giống như qua đường biên trong phạm vi các nước EU cũ.
Khi qua đường biên từ các nước EU mới sang cũ, mỗi người chỉ được mang tối đa 200 điếu thuốc lá. Quy định trên đối với du khách từ Cộng hòa Séc và Slovenia có giá trị đến năm 2007, đối với Hungary, Ba Lan, Slovakia tới năm 2008, đối với các nước Baltic tới tận năm 2009. Lý do được đưa ra là thuế thuốc lá của các nước EU mới thấp hơn nhiều so với các nước cũ.
Mọi hàng hóa lưu thông đi và đến qua biên giới không phải kiểm tra hải quan, bởi toàn EU được coi là thị trường nội địa. Tuy nhiên, những hàng hóa vận tải qua biên giới, chuyển đến người nhập không thuộc các nước EU, đều phải làm thủ tục khai báo hải quan tại biên giới.
Các nước EU mới vẫn tiếp tục sử dụng đồng tiền riêng của mình, chưa sử dụng đồng tiền chung euro. Họ đang phấn đấu đến năm 2008 được lưu hành đồng euro. Chỉ tiêu cho phép lưu hành đồng euro là nợ ngân sách ít hơn 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP); lạm phát thấp; lãi suất ngân hàng dao động nhỏ quanh mức bình quân của EU; nợ ngân sách năm sau so với năm trước không quá 3%. Tỉ giá đồng tiền riêng so với đồng euro phải giữ vững ít nhất trong hai năm.
Qua lại đường biên giới giữa các nước EU cũ và mới vẫn bị kiểm tra. Mọi công dân EU đều phải mang theo hộ chiếu hoặc chứng minh thư trình cảnh sát biên phòng. Còn công dân nước ngoài lưu trú trên các nước EU cũ cũng như mới, trên nguyên tắc, vẫn phải xin thị thực như trước.
Nhất là từ nước mới sang nước cũ, sẽ bị kiểm tra gắt gao. Vì những nước mới này chưa tham gia Hiệp định Lãnh sự Schengen, là hiệp định cho phép người nước ngoài được quyền vào nước mình khi họ có visa của nước thành viên khác cấp. Do đó du khách không phải công dân EU đừng hy vọng chỉ cần xin thị thực vào một nước EU là có thể tự do đến mọi nước EU thànhviên.
Trên nguyên tắc, công dân EU được quyền tự do tìm việc trong khối EU. Nhưng các nước EU cũ có quyền từ chối hoặc cho phép công dân các nước EU mới tìm việc tại nước mình trong vòng bảy năm.
Các công ty và những người tự hành nghề của các nước EU được phép mở chi nhánh ở bất cứ nơi nào trên lãnh thôÍ EU cũ cũng như mới.
Công dân EU có quyền mua bất động sản tại mọi nước EU. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp thuộc các nước EU mới, quyền đó bị hạn chế trong vòng 12 năm đối với Ba Lan và bảy năm đối với các nước còn lại. Malta, Síp và Slovenia không nằm trong quy định trên, được xử sự như đối với các nước EU cũ.
Được biết, theo kết quả điều tra xã hội học của Allenbach (Đức), công bố hồi tháng 2, chỉ có một phần năm công dân Đức ủng hộ mở rộng EU. Nguyên nhân là do họ sợ nhân công giá rẻ từ các nước EU mới tràn sang và tình hình an ninh khó bảo đảm.
EU (Liên minh Châu Âu) là một thực thể đa phương, hội đủ sự cấu thành của một nhà nước theo kiểu liên bang, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá hùng mạnh của thế giới, và đang phấn đấu trở thành khuvực phát triển nhất hành tinh trong thế kỉ 21.
Để khăng định vị trí của mình, Châu Âu cần liên kết chặt chẽ hơn vì vậy Hội nghị thượng đỉnh các nước EC đã nhóm họp tại Maastricht (Hà Lan) (1992) đẻ bàn về việc thành lập Liên minh Châu Âu thay cho Cộng đồng Châu Âu.
Ngày 1/1/1993, Hiệp ước Maastricht - Hiệp ước Liên minh Châu Âu đã có hiệu lực khi được tất cả 12 thành viên EC phê chuẩn. EU chính thức ra đời, trụ sở chính đặt tại Brussels (thủ đô vương quốc Bỉ).
Cho đến ngày 1/1/2007 tổng số thành viên của EU đã lên dến 27 quốc gia.
Liên minh tiền tệ EMU là nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất của EU. Ý tưởng của EMU là các quốc gia thành viên chuyển sang một chính sách kinh tế và tiền tệ thống nhất và một đồng tiền chung, từ đó bên trong EU cần trở thành một không gian kinh tế và tài chính thống nhất.
Trong nội bộ EMU, các nhân tố liên kết kinh tế và tiền tệ gắn kết hữu cơ với nhau và không thể tồn tại một cách riêng lẻ. Như vậy, chính sách kinh tế tổng thể cần thiết để hình thành một không gian kinh tế thống nhất, mà trong đó, các công ty và dân cư đều có các hoạt động kinh doanh như nhau ở khắp mọi nơi trong phạm vi EU. Để đạt được điều đó cần xây dựng một chính sách tài chính-tiền tệ thống nhất về đồng tiền chung. Liên minh Châu Âu đã hình thành trọn vẹn một thị trường trong khối duy nhất và đạt mục tiêu thành lập Liên minh kinh tế và tiền tệ.
EMS đi vào hoạt động vào 13/03/1979 dựa trên 3 nguyên tắc: • Cơ chế tỷ giá (exchange rate machanism- ERM)
• Đơn vị tiền tệ Châu Âu(ECU) • Hợp tác tiền tệ
Thành phần chủ chốt của ERM là đồng ECU. Trong khoản thời gian 1979- 31/12/1998, tỷ giá đồng ECU được xác định theo phương pháp rổ tiền tệ. ý tưởng hình thành ECU là để chỉ ra độ lệch tỷ giá của từng đồng tiền so với tỷ giá trung bình của no so với cả rổ.
Bắt đầu từ ngày 01/01/1999, bằng việc cố định các tỷ giá đồng tiền thành viên với EURO. Đồng EURO trở thành đồng tiền hợp pháp và thay thế đồng ECU tại mức tỷ giá 1EURO= 1ECU. Từ 1/9/1990, EU bắt tay thành lập EMU.
- Giai đoạn 1 (nửa cuối năm 1990-1993): hoàn thành việc xây dựng thị trường thống nhất trong khối, vạch ra những giải pháp để thu hẹp khoảng cách trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia thành viên và tự do luân chuyển vốn trong phạm vi EU.
- Giai đoạn 2 (1994-1998): chuẩn bị cơ sở thể chế hành chính và pháp lý của Liên minh tiền tệ. Vào ngày 1/1/1999, đồng EURO được đưa vào 11 nước EU sử dụng (trừ Anh, Đan Mạch, Hy Lạp, Thuỵ Điển).
Thực chất, dựa trên cơ sở về sự đồng nhất về một số yếu tố của các nước thành viên Liên minh châu Âu. Đó là các nước này có sự tương đồng về cơ cấu kinh tế, tương đồng về mặt văn hóa, và sự gần gũi nhau về mặt địa lý. Đặc biệt, trong những lúc nền kinh tế gặp khó khăn hay suy thoái, họ đều có những cách giải quyết tương đối giống nhau. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải có một cơ chế chính sách tiền tệ đơn nhất, nhằm tránh những cú sốc kinh tế. Một chính sách tiền tệ chung kết hợp với những ràng buộc chặt chẽ trong việc sử dụng chính sách tài khóa sẽ hạn chế chủ quyền của các nước thành viên trong lĩnh vực tiền tệ và thiết lập các thiết chế siêu quốc gia. Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra cơ sở lý luận cho sự ra đời và phát triển của sự thống nhất tiền tệ châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Sau này, trong các bản báo cáo của mình, Werner và Delor đã dựa trên cơ sở lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu để làm cơ sở và nền tảng chính cho các kế hạoch thiết lập đồng tiền chung châu Âu.
ác tiêu chí gia nhập EMU và đồng EURO:
o Tiêu chuẩn về lạm pháp: tỉ lệ lạm pháp không vượt quá 1,5% mức lạm phát bình quân của 3 nước có chỉ số lạm pháp thấp nhất.
o Tiêu chuẩn về lãi suất dài hạn: mức lãi suất dài hạn không vượt quá 2% mức lãi suất dài hạn trung bình của 3 nước có mức lãi suất dài hạn thấp nhất.
o Tiêu chuẩn về mức thâm hụt ngân sách: mứuc bội chi ngân sách không vượt quá 3%GDP có tính đến các trường hợp sau: mức thâm hụt đang được cải thiện đẻ đạt tới tỉ lệ quy định, mức thâm hụt vượt quá 3% chỉ mang tính chất tạm thời và không đáng kể và không phải là mức bội chi cơ cấu. o Tiêu chuẩn về nợ chính phủ: nợ chính phủ không vượt quá 60% GDP có tính đến trường hợp đang được điều chỉnh để đạt tỉ lệ yêu cầu.
o Tiêu chuẩn về tỷ giá: đồng tiền quốc gia phải là thành viên của cơ chế tỷ giá châu âu (ERM) hai năm trước khi gia nhập liên minh tiền tệ và không được phá giá đồng bản tệ so với các đồng tiền khác.
Các tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo sự đồng nhất và công bằng tối thiểu của liên minh được coi là cơ sở tạo nên sức mạnh cộng hưởng của liên minh.
Tỷ giá chính thức giữa các đồng tiền của các nước thành viên theo cơ chế tỷ giá cũ (ERM I) được công bố vào tháng 5/1998 được sử dụng như tỷ giá chuyển đổi song phương cho các nước thành viên tham gia từ ngày 1/9/1999. việc thông báo trứoc tỷ giá chuyển đổi có hai lợi thế: một là, ngăn chặn các hoạt động đầu cơ tài chính dựa trên chiều hướng dự đoán chiều biến động về tỷ giá; hai là, hướng dẫn chiều hướng biến động của tỷ giá thị trường.
đồng euro thay thế đồng ecu với tỷ lệ 1:1. giá trị khởi điểm của đồng euro so với các đồng tiền thứ 3 như USD được tính theo tỉ giá chính thức của đồng ecu thông qua rỗ tiền tệ vào thời điểm 11h 30 phút sáng ngày 31/12/ 1998.
Các tiền tệ quốc gia có địa vị là một đơn vị dưới Euro và có tỷ giá cố định không đổi. Tỷ giá này được quy định bao gồm có 6 con số để giữ cho các sai sót làm tròn ít đi. Một đồng Euro tương ứng với:
• 1,95583 Mark Đức • 13,7603 Schilling Áo • 40,3399 Franc Bỉ
• 166,386 Peseta Tây Ban Nha • 5,94573 Markkaa Phần Lan • 6,55957 Franc Pháp • 0,787564 Pound Ireland • 1936,27 Lira Ý • 40,3399 Franc Luxembourg • 2,20371 Gulden Hà Lan • 200,482 Escudo Bồ Đào Nha • 340,750 Drachma Hy Lạp
Sau khi đồng Euro được sử dụng như là tiền dùng để thanh toán trong kế toán, các tiền tệ là thành viên chỉ được phép tính chuyển đổi với nhau thông qua đồng Euro, tức là trước tiên phải tính chuyển từ tiền tệ khởi điểm sang Euro và sau đấy từ Euro sang tiền tệ muốn chuyển đổi. Cho phép