Kết luận
Công nghệ DAF ñã ñược áp dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lý nước cấp và nước thải ở trên Thế giới. Tại Việt Nam, công nghệ DAF mới ñược áp dụng ñể xử lý nước thải công nghiệp và bắt ñầu ñược nghiên cứu ứng dụng ñể xử lý nước cấp cho sinh hoạt. Vì vậy, việc nghiên cứu ñể áp dụng công nghệ DAF trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt vùng ĐBBB là rất cần thiết.
Nghiên cứu của ñề tài ñã ñánh giá và khẳng ñịnh công nghệ DAF hoàn toàn áp dụng ñược ñối với nguồn nước mặt vùng ĐBBB. Bể tuyển nổi thay thế ñược bể lắng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước.
Kết hợp nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, tác giả ñã làm chủ ñược công nghệ DAF ñể áp dụng trong xử lý nước cấp cho sinh hoạt với nguồn nước mặt vùng ĐBBB phù hợp với ñiều kiện Việt Nam.
Đã ñề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước áp dụng công nghệ DAF với nguồn nước mặt vùng ĐBBB, cụ thể như sau: Với ñộ ñục nước nguồn < 350 NTU, dây chuyền công nghệ: Keo tụ – Tuyển nổi – Lọc nhanh – Khử trùng; Với ñộ ñục nước nguồn > 350 NTU phải bổ sung thêm bể sơ lắng. Tùy theo ñộ ñục của nguồn nước mặt trong vùng ĐBBB, ñã ñưa ra ñược dây chuyền xử lý nước bằng công nghệ DAF. Đã ñề xuất các thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình trong dây chuyền xử lý nước bằng công nghệ DAF. Cụ thể là: i) Thời gian phản ứng tạo bông cặn Tf =10-18 phút; ii) Tỷ lệ nước tuần hoàn R = 10- 20%, phải tăng tỷ lệ tuần hoàn R lên 20-25% khi ñộ ñục của nước thô cao; iii) Áp suất bão hòa Pbh = 4,5-5,0 bar ; iv) Thời gian tiếp xúc Tcz
m3/m2.h; và các thông số khác có liên quan ñến quá trình tuyển nổi áp lực.
Đã tính toán các chỉ tiêu kinh tế của công nghệ DAF và so sánh với công nghệ lắng truyền thống, cụ thể là: Suất ñầu tư xây dựng NMN áp dụng công nghệ DAF nhỏ hơn 0.9-0.95 lần so với NMN áp dụng công nghệ lắng truyền thống, tuy nhiên chi phí vận hành và bảo dưỡng của NMN áp dụng công nghệ DAF lớn hơn 1,02-1,06 lần so với NMN áp dụng công nghệ lắng truyền thống.
Từ các nghiên cứu ñã có ở trên Thế giới và kết quả nghiên cứu của ñề tài cũng ñã khẳng ñịnh bể tuyển nổi làm việc hiệu quả hơn bể lắng. Công nghệ DAF có hiệu quả xử lý cao hơn so với lắng truyền thống, ñộ ñục của nước sau bể lắng thông thường từ 2-5 NTU, trong khi ñộ ñục của nước sau bể tuyển nổi <2.5 NTU. Vì vậy, giảm tải trọng chất bẩn vào bể lọc, làm tăng chu kỳ lọc của bể lọc từ 1,3-1.8 lần.
Kiến nghị
Công nghệ DAF là một trong các công nghệ xử lý nước tiên tiến, cho phép nâng cao chất lượng nước sau xử lý. Chính vì vậy, cần tiếp tục ñược nghiên cứu và kiểm chứng ở các công trình thực tế ñể hoàn thiện các thông số thiết kế và vận hành, tiến tới ñưa vào trong tiêu chuẩn thiết kế làm cơ sở cho việc lập dự án và thiết kế các công trình xử lý nước mặt áp dụng công nghệ DAF ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án mới dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và trên mô hình thí nghiệm ngoài hiện trường. Do vậy, cần ñược nghiên cứu áp dụng thí ñiểm ở công trình sản xuất thực tế với quy mô khác nhau, ñể ñánh giá chất lượng nước sau xử lý và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công nghệ này, từ ñó áp dụng rộng rãi trong xử lý nước.
Công nghệ DAF cần ñược phổ biến áp dụng trong thực tiễn ñể xử lý nước cấp cho sinh hoạt với nguồn nước mặt của vùng ĐBBB và các khu vực khác, nhằm ñảm bảo chất lượng nước sau xử lý ñáp ứng ñược yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng.