Thị trường thẻ tín dụng trên thế giớ

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẺ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 - 29)

Hiện nay trên thế giới dịch vụ thẻ đặc biệt là thẻ tín dụng đã trở thành một phần hết sức quan trọng trong dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng.Thị trường thẻ tín dụng hoạt động một cách sôi nổi và đầy hào hứng. Các chỉ tiêu về kinh doanh thẻ liên tục tăng ở mức hai con số hàng năm. Theo báo cáo của tổ chức thẻ quốc tế, doanh số thanh toán thẻ trên thế giới lên tới 3000 tỷ một năm, số thẻ tín dụng được phát hành đã lên tới gần 2 tỷ thẻ với khoảng 36 tỷ giao dịch được thực hiện.Với khoảng 25 triệu đơn vị kinh doanh hàng hoá dich vụ chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng thì có thể thấy đây là một thị trường kinh doanh đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu. Đối với thẻ tín dụng hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại thẻ tín dụng khác nhau do các tổ chức hay ngân hàng khác nhau phát hành. Trong số nhiều các loại thẻ tín dụng thì trên thị trường thẻ hiện nay thì 5 loại thẻ được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất đó là Mastercard Card, Visa Card, American Express, JBC và Dinner Club.

Thẻ tín dụng Mastercard Card ra đời năm 1966 do hiệp hội thẻ liên ngân hàng (gồm 16 ngân hàng ở New York) gọi ICA (Interbank Card Association) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. Theo con số thống kê năm 90 tổ chức thẻ này có tới 29.000 thành viên tham gia hiệp hội đã phát hành 178 triệu thẻ có tới 9 triệu điểm tiếp nhận thẻ tín dụng và triển khai 191.000 chi nhánh trên thế giới. Đây là một trong những tổ chức thẻ có uy tín và được biết đến với thị phần chiếm giữ là 27% hiện nay trên thị trường thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng Visa Card tiền thân là do ngân hàng Bank of American năm 1976 phát hành đến nay đã có qui mô phát triển toàn cầu.Với những thành công lớn trong kinh doanh thẻ tổ chức thẻ Visa International đã chiếm tới 48% thị trường phát hành và 45% thị trường thanh toán thẻ hiện nay với mạng lưới phát triển rộng rãi trên toàn cầu.

Thẻ tín dụng American Express (Amex) ra đời năm 1958 do ngân hàng American Express phát hành. Hiện nay là tổ chức thẻ du lịch và giả trí lớn nhất thế giới. Tổng số thẻ phát hành của Amex lớn gấp 2 lần JBC và nó cũng thu hút một lượng lớn khách hàng với thị phần chiếm giữ là 13%thị trường phát hành và 18% thị trường thanh toán.

Thẻ Dinner club là loại thẻ tín dụng phục chủ yếu cho du lịch và giả trí xuất hiện từ năm 1949 đầu tiên tại Nhật Bản và được quản lý bởi một số các ngân hàng phát hành thẻ. Hiện nay số người sử dụng loại thẻ tín dụng này đang giảm dần và nó chỉ chiếm7% thị trường phát hành và 8% thị trường thanh toán.

Thẻ tín dụng JBC xuất hiện ở Nhật năm 1961 bởi ngân hàng Sanwa bắt đầu phát triển thành một cơ sở quốc tế năm 1981 hướng tới thị trường giải trí, du lịch, được chấp nhận thanh toán tại 40.000 nơi và tiêu thụ trên 100 quốc gia chiếm giữ 5% thị phần phát hành và 4 % thị trường thanh toán.

Biểu đồ 1:Thị phần phát hành 02 Biểu đồ2: Thị phần thanh toán 02

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ năm 2002)

Do với từng điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên sự phát triển thị trường thẻ tín dụng tại mỗi quốc gia là khác nhau. Nhưng hiện nay, thậm chí đối với cả các nước quanh khu vực có mức độ kém phát triển hơn so với phương tây, sử dụng thẻ tín dụng đã và đang trở thành một xu thế tất yếu.

5.1/ Thị trường thẻ tín dụng tại Mỹ

Mỹ được coi là quê hương của thẻ tín dụng và hiện tại là một thị trường lớn nhất thế giới cho ngành kinh doanh này. Mỹ có một môi trường hoàn hảo cho sự phát triển của thẻ tín dụng. Luật pháp Mỹ có những qui định và chế tài rõ ràng cho

sự hoạt động của thẻ tín dụng. Người Mỹ đã từ lâu hình thành thói quen giao dịch bằng thẻ và sử dụng các tiện ích của ngân hàng. Bên cạnh đó, một hệ thống ngân hàng phát triển từ lâu đời và hết sức năng động là điều kiện lý tưởng cho thị trường thẻ hoạt động và phát triển. Tất cả các ngân hàng Mỹ đều cung cấp các dịch vụ thẻ. Đối với thẻ Visa Card và Mastercard Card thì có tới 2 triệu thương gia và trên 14 triệu cửa hàng đại lý chấp nhận thanh toán một trong hai loại thẻ nói trên. Bên cạnh đó, dịch vụ ATM dường như có mặt ở khắp mọi nơi.Người ta ước tính trung bình một người Mỹ làm việc thì sử dụng tới 8 loại thẻ tín dụng khác nhau, trung bình là 3 thẻ cho mỗi công dân (chưa đủ tuổi trưởng thành) trong đó thì thanh toán bằng thẻ American Express(Amex) giữ vị trí độc tôn bởi vì Amex tập trung chủ yếu vào thị trường thẻ tín dụng cao cấp truyền thống- thẻ tín dụng tín dụng tuần hoàn. Tiếp đến rồi mới đến Visa Card và Mastercard Card và có một tỷ phần nhỏ cho Discover Card, Sears, Montomery, JBC...

5.2/Thị trường thẻ tín dụng Châu Âu điển hình là ở Anh

Châu Âu là thị trường trường lý tưởng cho các tổ chức thẻ hoạt động và phát triển. Ngoại trừ Anh và Tâu Ba Nha hầu hết thẻ thanh toán ở khu vực này đều là thẻ ghi nợ. Thị trường thẻ tín dụng chủ yếu ở Châu Âu là sản phẩm Euro Card. Mastercard Card là những loại thẻ cao cấp và đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Amex. Dinner Club thì đang dần mất đi thị trường của mình, nó chỉ phục vụ chủ yếu phần lớn khách hàng ở Na Uy. Còn JBC đang cố gắng thâm nhập vào thị trường thẻ ở đây với số lượng thẻ và điểm chấp nhận thẻ khiêm tốn. Đặc biệt là ở Anh, đây là một nước có thị trường thẻ tín dụng rất phát triển. Với nền tài chính phát triển lâu đời cộng với hệ thống pháp luật ổn định nên thẻ tín dụng không chỉ được người Anh sử dụng thuần tuý như một phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt hay là một loại hình tín dụng đơn thuần mà nó còn kết hợp nhiều tác dụng khác. Đối với người sử dụng thẻ tín dụng đặc biệt là Visa Card và Mastercard Card loại vàng còn được hưởng một số ưu đãi như bảo hiểm tai nạn du lịch, được trợ giúp về y tế, pháp lý khi cần thiết.

Khu vực châu Á - TBD là một khu vực rộng lớn với khoảng 41 quốc gia, là một khu vực tập trung các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Đây chính là mảnh đất đầy tiềm năng đối với thị trường thẻ bởi sự chuyển mình vươn lên về mặt kinh tế của nhiều nước trong khu vực như: Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc...Hầu hết các nước trong vùng đều có dịch vụ về thẻ nhưng thẻ hiện nay chủ yếu được sử dụng phổ biến ở một số nước phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore...nên doanh số thanh toán còn thấp so với thị trường khác. Thẻ Visa Card và Mastercard Card giữ vị trí là sản phẩm hàng đầu của thị trường này với mạng lưới rút tiền tự động khắp nơi. JBC có qui mô hoạt động bé hơn. Thẻ Amex và Dinner Club cũng có mặt tại thị trường này nhưng đây không phải là thị trường chính của họ. Nhưng với nhịp độ phát triển kinh tế như hiện nay, thị trường thẻ khu vực sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ, châu Âu trong thời gian tới .

5.4/ Thị trường Châu Mỹ Latinh

Châu Mỹ Latinh là châu lục có sự phát triển kinh tế không đồng đều. Cho đến đầu thập niên 90, nền kinh tế ở đây mới bắt đầu ổn định và có đầu tư nước ngoài. Điều này mở ra một thị trường mới đầy hấp dẫn cho thẻ. Thẻ ở đây vẫn còn tương đối xa lạ nhưng với nhịp độ tăng trưởng như hiện nay, trong tương lai thẻ sẽ trở thành một phương tiện thanh toán chủ yếu. Doanh số thanh toán thẻ vẫn tăng mạnh, năm 1995 con số này ở mức 41,23 tỷ USD nhưng dự đoán đến năm 2005 sẽ là 238,57 tỷ USD với tốc độ là 259%. Thẻ Mastercard Card là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất trong khi đó thì Amex tấn công vào thị trường thẻ tín dụng du lịch còn Dinner Club thì đang mất dần đi thị trường của mình. Đây là thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất trong thời gian tới.

5.5/ Thị trường Trung Đông và châu Phi

Đây là hai vùng nổi tiếng về du lịch, ở đây thu hút phần lớn khách du lịch từ châu Âu, là thị trường tốt để kinh doanh thẻ. Doanh số thanh toán thẻ của nó tăng mạnh trong thời gian qua và trong thời gian tới chủ yếu do lượng khách nước ngoài ra vào nhiều. Việc sử dụng thẻ trong dân cư còn rất hạn chế do điều kiện về kinh tế, tôn giáo...Các loại thẻ chính ở đây chủ yếu là Mastercard Card, Visa Card và

Amex với cơ sở chấp nhận thẻ tương đối rông rãi. Dinner Club chủ yếu chiếm giữu thị trường ở Nam Phi còn JCB hoạt động rất yếu và hầu như không phát triển. Trong những năm tới, thị trường thẻ ở đây vẫn là thị trường khiêm tốn nhất chưa xứng với tiềm năng của nó.

Bảng 1: Tổng kết và dự báo các thị trường thẻ trên thế giới

(Đơn vị tính : tỷ USD)

Thị trường Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005

Dsố thanh toán Tỷ lệ (%) Dsố thanh toán Tỷ lệ (%) D.số thanh toán Tỷ lệ ( %) Mỹ 547.53 44.93 1246.61 44.2 2200.79 39.45 Châu Âu 352.85 28.95 728.16 25.86 1420.73 25.46 Châu ÁTBD 206.52 16.95 594.87 21.13 1407.33 25.22 Canada 50.85 4.17 81.21 2.88 121.54 2.18 Mỹ Latinh 41.23 3.38 109.36 3.88 283.57 5.08 Trung Đông và Châu phi 19.65 1.61 55.2 1.96 144.51 2.59 Tổng cộng 1218.63 100 2815.41 100 5578.47 100

( Nguồn: Các thị trường thẻ trên thế giới - tạp chí Vietcombank)

Theo số liệu thống kê, trong vòng 5 năm tới Mỹ sẽ vẫn là thị trường dẫn đầu thế giới về doanh số giao dịch thẻ. Châu Âu đứng hàng thứ hai và khu vực Châu Á - TBD đứng hàng thứ 3. Tuy nhiên sẽ có một sự chuyển dịch quan trọng về tỷ trọng. Tỷ trọng của thị trường Mỹ sẽ giảm từ từ 44.93% xuống còn 39.45%, Châu Âu từ 28.95% giảm còn 25.46% trong khí đó khu vực châu Á- TBD tăng từ 16.95% lên 25.22% và ngày càng có triển vọng là một thị trường phát triển. Chiến lược chính của MasterCard và Visa là nhằm tới thị trường này, đặc biệt là Ấn độ và Trung Quốc. Mặc dù mới chỉ xếp hàng thứ 3, nhưng có thể khẳng định rằng thị trường thẻ khu vực Châu Á - TBD sẽ là một thị trường đứng đầu thế giới trong tương lai. Và đây chính là cơ hội cho các tổ chức thẻ quốc tế trong nỗ lực phát huy vai trò và tầm ảnh hưởng của mình.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẺ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 - 29)