Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung của bài học để xây dựng nội dung dạy học theo hướng phân hóa học sinh
- HS nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
- HS có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng tránh và chữa bệnh béo phì.
Bước 2: Phân loại học sinh
Dựa trên kinh nghiệm đứng lớp GV đễ dàng phân loại được HS theo các trình độ. Đồng thời cần xác định việc dạy học theo hướng phân hóa mỗi đối tượng học sinh cần đạt tới mục tiêu:
- Trình độ chung: Nắm được mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học. - Trình độ riêng:
+ HS yếu, kém: Nắm được nội dung, mục tiêu cơ bản của bài học. + HS khá, giỏi: Nhanh chóng nắm được và mở rộng phạm vi kiến thức bài học.
Bước 3: Thiết kế các nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh
Nội dung 1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì
- Yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa trong sách giáo khoa và tranh ảnh mình đã sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi:
+ Người trong hình bị bệnh gì?
+ Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
- GV gọi những HS kém trả lời trước sau đó những HS khá trả lời sau để bổ sung và khắc sâu lại kiến thức cho cả lớp cùng nắm được.
- Đối với những HS khá, giỏi thì GV có thể hỏi thêm các em : Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì?
- Gọi 1 vài HS kém nhắc lại kết luận về dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
Nội dung 2: Cách phòng bệnh béo phì
- GV chia cả lớp thành 4 nhóm: Dựa trên kinh nghiệm đứng lớp của mình để chia nhóm theo đối tượng học sinh (xếp những HS có trình độ và năng lực tương đương nhau vào cùng một nhóm) sau đó giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ với yêu cầu tăng dần đối với những nhóm khá, giỏi.
- Phiếu thảo luận dành cho các nhóm yếu, kém: + Phiếu 1: Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì? + Phiếu 2: Cách chữa bệnh béo phì như thế nào?
- Gọi những học sinh yếu, kém đứng lên trình bày để rèn luyện khả năng nói cho các em đồng thời giúp cho các em ghi nhớ kiến thức được chắc hơn.
- Đối với những nhóm HS khá, giỏi thì GV có thể hỏi thêm các em: + Trong gia đình và xung quanh nơi em ở có người nào bị mắc bệnh béo phì không?
+ Em sẽ làm gì khi trong gia đình và ở nơi em ở có người bị mắc bệnh béo phì?
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS và kết luận lại để các em nắm kiến thức được chắc hơn.
Nội dung 3: Bày tỏ thái độ
- Đây là phần vận dụng sự hiểu biết của học sinh cho nên giáo viên để tất cả các đối tượng học sinh nêu lên suy nghĩ của mình.
- Mục đích: Nhằm giúp học sinh khắc sâu nội dung của bài học và biết bày tỏ thái độ trước một sự việc, rèn kĩ năng xử lí tình huống.
- GV xây dựng tất cả các tình huống dành cho tất cả mọi đối tượng HS. - Cách tổ chức: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, gộp nhiều loại đối tượng học sinh vào một nhóm để HS hỗ trợ nhau cùng thực hiện.
+ TH1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa. Nếu em là Minh, em sẽ làm gì?
+ TH2: Hoa rất béo nhưng trong giờ thể dục của lớp em mệt nên không tham gia cùng các bạn được. Nếu em là Hoa em sẽ làm gì trong tình huống đó?
+ TH3: Hằng có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn quà vặt. Ngày nào đi học cũng mang theo nhiều đồ ăn để giờ ra chơi ăn. Nếu em là Hằng em sẽ làm gì?
+ TH4: Long nặng hơn những bạn cùng tuổi và cùng chiều cao 10kg. Những ngày ở trường ăn bánh ngọt và uống sữa, nếu em là Long, em sẽ làm gì?
- GV kết luận lại.
Bước 4: Tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với từng loại đối tượng học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau
Nội dung 1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì
- GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa trong sách giáo khoa và tranh ảnh mình đã sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Người trong hình bị bệnh gì?(Bệnh béo phì)
Câu hỏi 2: Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải? (Có nhiều mỡ ở đùi, cánh tay, cằm, bụng).
- GV gọi những HS kém trả lời trước sau đó những HS khá trả lời sau để bổ sung và khắc sâu lại kiến thức cho cả lớp cùng nắm được.
- Đối với những HS khá, giỏi thì GV có thể hỏi thêm các em: Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì? (Ăn quá nhiều và lười hoạt động, không chịu tập thể dục…).
- Gọi 1 vài HS kém nhắc lại kết luận về dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
- GV kết luận lại: Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày càng nhiều gây béo phì. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh về tim, mạch, tiểu đường, huyết áp…
Nội dung 2: Cách phòng bệnh béo phì
- GV chia cả lớp thành 4 nhóm: Dựa trên kinh nghiệm đứng lớp của mình để chia nhóm theo đối tượng học sinh (xếp những HS có trình độ và năng lực tương đương nhau vào cùng một nhóm) sau đó giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ với yêu cầu tăng dần đối với những nhóm khá, giỏi
- Phiếu thảo luận dành cho các nhóm yếu, kém:
+ Phiếu 1: Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì? (ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ, chăm chỉ vận động, rèn luyện thể dục thể thao).
+ Phiếu 2: Cách chữa bệnh béo phì như thế nào? (Cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lí, cần đi khám để bác sĩ tư vấn, năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao).
- Đối với những nhóm HS khá, giỏi thì GV có thêm các nội dung để giúp các em mở rộng vốn hiểu biết của mình và biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống.
+ Trong gia đình và xung quanh nơi em ở có người nào bị mắc bệnh béo phì không?
+ Em sẽ làm gì khi trong gia đình và nơi em ở có người bị mắc bệnh béo phì?
- Gọi đại diện các nhóm đứng lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS và kết luận lại để các em nắm kiến thức được chắc hơn.
- GV kết luận: Nguyên nhân gây nên béo phì chủ yếu là do ăn quá nhiều sẽ kích thích sự sinh trưởng của tế bào mỡ, do ít hoạt động nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều. Rất ít trường hợp béo phì là do di truyền hay rối loạn nội tiết. Khi đã béo phì cần phải xem xét và cân đối lại chế độ ăn uống cho hợp lí, di khám bác sĩ ngay để tìm đúng nguyên nhân và kịp thời điều trị, phải năng vận động, luyện tập thể dục thể thao.
Nội dung 3: Bày tỏ thái độ
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy có ghi tình huống.
- GV hướng dẫn HS cách thảo luận: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?
+ TH1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa.
+ TH2: Hoa rất béo nhưng trong giờ thể dục của lớp em mệt nên không tham gia cùng các bạn được.
+ TH3: Hằng có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn quà vặt. Ngày nào đi học cũng mang theo nhiều đồ ăn để giờ ra chơi ăn.
+ TH4: Long nặng hơn những bạn cùng tuổi và cùng chiều cao 10kg. Những ngày ở trường ăn bánh ngọt và uống sữa Long sẽ làm gì?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, tổng hợp lại ý kiến của các nhóm.
- GV hoặc 1 HS kết luận lại: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực phòng tránh bệnh
béo phì, vì bệnh béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
GV đưa ra phiếu bài tập sau:
- Phiếu bài tập dành cho học sinh yếu kém:
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý kiến mà em cho là đúng: Câu 1: Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là:
a. Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. b. Mặt to, hai má phúng phính, tròn trĩnh.
c. Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5 kg trở lên.
d. Bị hụt hơi khi gắng sức.
Câu 2: Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gặp những bất lợi gì? a. Hay bị bạn bè chế giễu.
b. Dễ phát triển thành béo phì khi lớn lên.
c. Khi lớn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và rối loạn về khớp xương.
d. Tất cả các ý kiến trên đều đúng. Câu 3: Béo phì có phải là bệnh không? Vì sao?
a. Có. Vì béo phì liên quan đến các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và rối loạn khớp xương.
b. Không. Vì béo phì chỉ là tăng trọng lượng cơ thể. - Phiếu bài tập dành cho học sinh khá, giỏi
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý kiến mà em cho là đúng: Câu 1: Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là:
a. Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. b. Mặt to, hai má phúng phính, tròn trĩnh.
c. Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5 kg trở lên.
d. Bị hụt hơi khi gắng sức.
Câu 2: Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gặp những bất lợi gì?
a. Hay bị bạn bè chế giễu.
b. Dễ phát triển thành béo phì khi lớn lên.
c. Khi lớn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và rối
loạn về khớp xương.
d. Tất cả các ý kiến trên đều đúng.
Câu 3: Béo phì có phải là bệnh không? Vì sao?
a. Có. Vì béo phì liên quan đến các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và rối
loạn khớp xương.
b. Không. Vì béo phì chỉ là tăng trọng lượng cơ thể.
Câu 4: Xung quanh nhà em có rất nhiều người đang có nguy cơ bị mắc bệnh béo phì do chế độ ăn uống và sinh hoạt hiện nay. Em sẽ xử lí như thế nào?