I. Mục tiêu, phương hướng xuất khẩu của ngành thuỷ sản đến năm
3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU
trường EU
a. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành thuỷ sản xuất khẩu
Tạo nguồn nguyên liệu ổn định và nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu. Trong việc nuôi trồng thuỷ sản: các doanh nghiệp có thể trực tiếp nuôi để chủ động nguồn và kết hợp với việc ký hợp đồng với người sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Về phía nhà nước nhanh chóng quy hoạch và đầu tư các vùng nuôi trồng thuỷ sản với quy mô công nghiệp, nuôi trồng những thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cá biển,… Xây dựng hệ thống cung ứng giống đạt chất lượng cao trong khai thác thuỷ sản. Đồng thời, nhà nước phải quản lý chặt chẽ việc khai thácđánh bắt thuỷ sản ven bờ để đảm bảo khả năng tái tạo. Bên cạnh đó cũng cần mở rộng hợp tác với các nước để khai thác thuỷ sản xa bờ.
Nhập nguyên liệu thuỷ sản để chế biến từ các nước có giá rẻ như Thái Lan, Ấn Độ,… Đó là phương án để doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản với giá thấp nhất, chất lượng tốt nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Xây dựng thương hiệu và cải tiến bao bì sản phẩm cho phù hợp nhất. hàng thuỷ sản của Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp một
phần là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu của mình mà phải mượn nhãn hiệu khác làm giảm năng lực cạnh tranh. Vì vậy, xây dựng thương hiệu là vấn đề cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, bao bì là một yếu tố quan trọng giúp việc kinh doanh hiệu quả. Bao bì phải có đủ chất lượng để đảm bảo được việc vận chuyển hàng hoá sang thị trường xuất khẩu, đồng thời đảm bảo việc giữ được chất lượng của hàng hoá, và phù hợp với văn hoá và thẩm mĩ của người tiêu dùng ở thị trường xuất khẩu.
Về vấn đề xây dựng chính sách giá của hàng thuỷ sản xuất khẩu. Năm 2004 đặt ra nhiều bài học lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Các vụ kiện bán phá giá vào thị trường Mỹ làm cho doanh nghiệp Việt Nam đặt ra câu hỏi xây dựng giá như thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng phải phù hợp với hành lang pháp lý của nước nhập khẩu. Chính sách giá là công cụ quan trọng của các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh thâm nhập thị trường tăng doanh số bán, phát triển thị phần… Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ cung - cầu, mùa vụ, xu hướng tiêu dùng, đặc biệt là tình hình cạnh tranh.
Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.
Để thực hiện các hoạt động xúc tiến tốt, các doanh nghiệp đưa ra các hình thức xúc tiến thương mại nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm và hợp tác kinh doanh.
Doanh nghiệp lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp đối với thị trường EU. Như vậy, tuỳ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp mà đưa ra những lựa chọn sau:
Đối với doang nghiệp có tiềm lực kinh tế thấp nên kết hợp với cộng đồng người việt ở nước ngoài để khai thác nhu cầu thị trường.
Đối với doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh nên liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài để khai thác thị trường, để xâm nhập trực tiếp vào kênh phân phối EU
Sau khi thâm nhập các doanh nghiệp Việt nam mở văn phòng đại diện trưng bày sản phẩm, qua các trung tâm, đại lý giao dịch trên thị trường EU
b. Giải pháp khắc phục các rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU
Đối với hàng rào thuế quan:
• Tăng cường đàm phán giữa các nước để giải quyết những tranh chấp
• Nhà nước kiện toàn hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam và đặc biệt là luật thuỷ sản ra đời là một thuận lợi lớn đối với ngành thuỷ sản.
• Các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu kỹ luật xuất khẩu thuỷ sản nước ngoài để tránh những vụ kiện bán phá giá.
Đối với các rào cản về kỹ thuật
• Nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong con đường hội nhập quốc tế, rào cản kỹ thuật với các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi, đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng. Thị
trường EU là một thị trường có quy định nghiêm ngặt về chất lượng thuỷ sản, vì vậy các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong công tác kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất khẩu.
• Đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, thuỷ sản.
• Có sự quản lý chặt chẽ nghề nuôi trồng, khai thác.
• Thực hiện đồng bộ các biện pháp quy định tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
• Các doanh nghiệp phải có sự kiểm soát chặt chẽ về dư lượng kháng sinh của nguyên liệu đầu vào.
c. Giải pháp vĩ mô xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU
Nhà nước luôn hoàn thiện khung pháp lý để tạo môi trường hoạt động ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Sự ra đời của Luật thuỷ sản, luật nghề cá,…đã tạo cho hệ thống pháp luật Việt Nam có tính tương thích với Hiệp định thương mại, nhằm tạo môi trường phát triển xuất khẩu. Nhà nước luôn phải có chính sách quy hoạch phát triển sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho xuất khẩu. Yếu tố đầu vào đối với các doanh nghiệp hết sức quan trọng. Nó có vai trò tạo nguồn ổn định cho sản xuất. Phát triển sản xuất phải có chính sách rõ ràng về sản phẩm chủ lực để tập trung định hướng.
Phải có hệ thống nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ hợp lý. Do đặc điểm của thuỷ sản nên doanh nghiệp phải sử lý tốt khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu và đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đổi mới công nghệ, sửa chữa và cải tạo nâng cao theo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.
Nhà nước sử dụng các công cụ về tài chính, tín dụng khuyến khích xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ra thị trường thế giới. Tiêu biểu đối với chính sách thuế: Nhà nước điều chỉnh và áp dụng thuế xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thuỷ sản ở mức hợp lý, xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực thuỷ sản nói riêng. Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu, áp dụng những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp mới bước chân vào sản xuất, chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Nhà nước thành lập các quỹ hỗ trợ sản xuất, quỹ bảo hiểm xuất khẩu… để các doanh nghiệp yên tâm hơn trong quá trình hội nhập.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với thị trường EU. Nâng cao vai trò của Hiệp hội thuỷ sản trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của quốc tế. Phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường, tăng cường mối quan hệ của Hiệp hội thuỷ sản với các cấp chính quyền trong và ngoài nước để xử lý tranh chấp trong thương mại quốc tế.
Nhà nước phải giám sát thường xuyên hoạt động quản lý chất lượng của ngành thuỷ sản.
Nhà nước đã xác định Ngành thuỷ sản là ngành mũi nhọn của kinh tế cả nước và nên tập trung chú trọng xuất khẩu thuỷ sản. Đó là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thuỷ sản huy động vốn - vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng nuôi trồng , khai thác tại các doang nghiệp đang còn kém phát triển nên Nhà nước nên đầu tư tạo nguồn cho các chương trình nâng cấp công nghệ chế biến bằng việc mở các phòng thí nghiệm, đào tạo đội ngũ cán bộ quản
lý doanh nghiệp, quản lý chất lượng. Tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các quan hệ hợp tác với các nước mạnh như: Nhật Bản, Trung Quốc….
Nhà nước tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc đặt ra bằng các công việc cụ thể sau:
• Phát triển hệ thống các trường đào tạo kỹ sư thuỷ sản tương lai.
• Nâng cao cơ sở vật chất của các trường dạy nghề.
• Nâng cao hiểu biết về đánh bắt thuỷ sản cho ngư dân.