Nguyên nhân của tình trạng bạo lực giađình đối với phụ nữ ở

Một phần của tài liệu Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay (Trang 43)

Lào Cai

* Nguyên nhân kinh tế xã hội

Nhận thức được vấn đề, kinh tế là nền tảng của xã hội, ở nước ta nói chung và Lào Cai nói riêng đã thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo công ăn việc làm cho nhân dân nhất là phụ nữ. Được sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai đã triển khai, học tập Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai lần XV và Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần X. Hội đã triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ ngày càng tự chủ trong hoạt động kinh tế, được hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, được hỗ trợ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc. Bởi thế phụ nữ được nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực, phụ nữ được đáp ứng nhu cầu tình hình mới, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu. Tuy có nhiều thuận lợi nhưng để đạt được sự bình đẳng, không còn bạo lực đối với phụ nữ Lào Cai không phải là đơn giản, dễ dàng. Vì Lào Cai là một tỉnh còn nghèo, tư tưỏng bất bình đẳng giới do chế độ cũ vẫn còn tồn tại. Chính kinh tế là nguyên nhân khởi đầu của chế độ bóc lột người. Đầu tiên do của cải dư thừa sinh ra tư hữu và giai cấp. Chế độ tư hữu làm nảy sinh giai cấp, từ đó dẫn đến tình trạng áp bức giai cấp, áp bức xuất hiện, mà phụ nữ là người chịu nhiều sự áp bức hơn cả. Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng: “Nguyên nhân kinh tế xã hội là cơ sở của sự bất bình đẳng của phụ

nữ, rằng sự xuất hiện của chế độ tư hữu dẫn đến sự phụ thuộc về mặt kinh tế của người phụ nữ vào người chồng, người cha... Còn trong giai cấp bị bóc lột thì nó đồng thời dẫn đến sự nô dịch của người phụ nữ về mặt giai cấp. Người phụ nữ bị tước đoạt về kinh tế bị nô dịch về tinh thần… bị cô lập bởi xã hội, phạm vi hoạt động bị giới hạn trong công việc gia đình” [1, tr.390].

Điều hiển nhiên là, lực lượng nào chiếm lĩnh vực và chi phối nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế thì cũng nắm quyền chi phối luôn cả mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có gia đình. Hiện nay, nước ta đang thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế cơ bản phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, ở Lào Cai “đa số phụ nữ ở nông thôn đều có thu nhập thấp hơn chồng nên phụ thuộc kinh tế vào chồng” [9, tr.21]. Cũng có một số phụ nữ cũng quan niệm trong gia đình ai làm ra nhiều tiền sẽ có tiếng nói và giữ vai trò quyết định. Kinh tế phụ thuộc vào chồng nên chị em không có tiếng nói. Trong gia đình, không có vai trò quyết định trong công việc lớn. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Thêm vào đó với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người, người ta khinh miệt con gái, coi trọng con trai. Đặc biệt ở Lào Cai ở các dân tộc thiểu số cũng do ảnh hưởng Nho học, đại bộ phận phụ nữ không được tham gia vào đời sống xã hội, chỉ có con trai mới có quyền học tập, quyền quyết định trong mọi việc từ đám giỗ, ma chay, cưới hỏi… Do đó đại bộ phận phụ nữ phải làm nhiều hơn nam giới, vì tư tưởng làm dâu phải “tam tòng tứ đức”. Đặc biệt một số dân tộc thiểu số như H’mông, Dao… còn tục nối dây, người phụ nữ luôn bị đè nén, luôn phải chịu nhiều đau khổ, sống tủi nhục. Chính những tư tưởng này ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện quyền bình đẳng của con người. Đây là lí do cơ

bản cản trở việc thực hiện tiến trình giải phóng phụ nữ, tiến tới bình đẳng nam nữ.

* Nguyên nhân của sự nhận thức- ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn coi trọng vấn đề giải phóng phụ nữ, bồi dưỡng và phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội. Bác nói rằng để giải phóng được phụ nữ thì không phải là việc dễ: “Vì trọng nam khinh nữ là thói quen mấy nghìn năm nay để lại. Vì nó ăn sâu vào trong đầu óc nhiều người, nhiều gia đình, nhiều tầng lớp xã hội, nó trở thành một nét vấn đề tâm lý xã hội. Bởi vậy cuộc đấu tranh chống sự phân biệt đối xử với phụ nữ là một cuộc đấu tranh tư tưởng lâu dài và khó khăn” [17, tr.433]. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân đầu tiên của tình trạng bạo lực gia đình. Đặc biệt ở tỉnh Lào Cai, tư tưởng này còn ảnh hưởng rất nặng nề. Mặc dù đã có sự tuyên truyền, vận động nhưng tư tưởng này vẫn còn tồn tại và tiếp diễn. Hiện nay cuộc đấu tranh chống tư tưởng này đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, tuy nhiên sự nhận thức của những người dân Lào Cai về vấn đề phụ nữ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng phong kiến lạc hậu này.

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là sản phẩm của chế độ phụ quyền. Sản phẩm này bắt nguồn từ khi chế độ tư hữu ra đời. Các chế độ trước có thể khác nhau về hình thức nhưng đều giống nhau về quan điểm khinh rẻ phụ nữ. Các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đều có luật pháp hà khắc với phụ nữ, dần dần trở thành tâm lí xã hội. Và nhiều người cho rằng phụ nữ phải chăm lo việc gia đình, phải phục tùng nam giới và cho rằng luôn luôn là đối tượng cần phải “dạy dỗ và giáo dục” cũng theo đó nhiều người chồng luôn tự mình là người có quyền dạy vợ ngay cả khi anh ta cũng là người thiếu sự giáo dục.

Trong đời sống thường ngày, phụ nữ luôn là người phải làm nhiều hơn. Ngoài việc làm chính, người phụ nữ phải gánh vác công việc gia

đình nhiều hơn. Đây là sự bất bình đẳng thường ngày. Cũng do tâm lý thương chồng, chiều chồng, thương con mà chị em phụ nữ trở nên sợ chồng, không dám làm trái ý chồng. Các chế độ trước sự phân biệt nam nữ là một định kiến rõ rệt, nhất là chế độ phong kiến. Người phụ nữ trong chế độ phong kiến phải lao động nặng nhọc, vất vả để nuôi chồng con. Không những thế phụ nữ là người bị áp bức, trói buộc nhiều nhất trong gia đình và xã hội.

Lào Cai là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số, cho nên các quan điểm về phụ nữ của mỗi dân tộc là khác nhau, nhưng chung nhất vẫn là quan niệm lạc hậu như “tam tòng tứ đức”, đó là nàng dâu phải biết lo cho gia đình, là người không có tiếng nói, “gọi dạ bảo vâng”, phải sinh con trai nối dõi tông đường, làm vợ phải biết chịu đựng khi chồng đánh đập. Là người vợ phải đạt tiêu chuẩn “công, dung, ngôn, hạnh”, nghĩa là phải đảm đang mọi việc trong gia đình, hi sinh cho gia đình một cách vô điều kiện. Ngoài ra còn có nhiều dân tộc ( Dao, H’mông…) có hủ tục “bắt vợ”, “nối dây”, “hứa hôn”… đã làm cho những người vợ chịu bao nhiêu tủi nhục, đau khổ. Như vậy, có thể nói rằng thói quen, phong tục tập quán đã in sâu vào trong đầu óc của mỗi con người. Đây được coi là một bộ luật không thành văn điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội, nó trở thành phổ biến và ảnh hưởng đến đời sống gia đình. Chính vì vậy, để xóa bỏ được những định kiến, những phong tục, thói quen, để xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình chính là nhận thức của giới nữ và nam và cũng là trách nhiệm của toàn xã hội.

* Nguyên nhân nhận thức của phụ nữ

Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến tới bước vào nền kinh tế tri thức, do yêu cầu này đòi hỏi người phụ nữ cần phải tự tin, sáng tạo, có thời gian học tập nâng cao tri thức, đồng thời được nghỉ ngơi, giải trí và sức khỏe. Bác Hồ khuyên giới phụ nữ phải tự đấu tranh với

bản thân mình: “Bản thân chị em phụ nữ phải có chí tự cường”, tự mình phải “tự lập”, phải biết “đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình” [20, tr.226], biết tôn trọng mình mới làm nên mọi việc, tâm lí tự ti mặc cảm phụ nữ vẫn còn thể hiện rõ trong gia đình. Nhiều phụ nữ phải lo gánh nặng cho gia đình, phải lam lũ kiếm sống, nên có rất ít điều kiện đọc sách báo, xem ti vi, nghe truyền thông đại chúng… Theo đó họ trở nên lạc hậu so với xã hội về mọi mặt, nhất là vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Cho nên cần phải thay đổi nhận thức của phụ nữ về chính bản thân mình, hiểu biết đúng đắn về vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội.

* Các nguyên nhân khác

Đây là các nguyên nhân thường ngày mà chúng ta vẫn thấy ở các gia đình, nó làm rạn nứt tình cảm dẫn đến chia li hạnh phúc gia đình.

Trước hết, chúng ta phải kể đến các chất gây nghiện và nạn cờ bạc ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình. Đó là các chất gây nghiện như rượu, ma túy và các chất gây nghiện khác.

Trong hóa học: “Rượu là một hợp chất hữu cơ có công thức C2H5OH” [34, tr.220]. Rượu uống hoạc đồ uống có etanol nói chung người ta chỉ dùng các sản phẩm quá trình lên men rượu của các sản phẩm nông nghiệp như: ngô, khoai, sắn, nho…, uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe”

[34, tr.228]. Uống nhiều rượu làm mất tính tự chủ, nóng tính không kiềm chế được bản thân gây ra nhiều hành vi không kiểm soát được.

Rượu cũng là chất bởi tính chất gây nghiện của nó và hậu quả của nó gây ra. Ở nước ta nói chung và Lào Cai nói riêng rượu được coi là đồ uống chính, là thói quen hàng ngày của nam giới. Mỗi khi có công việc, thậm chí vui, buồn người chồng đều uống say dẫn đến đánh đập vợ. Rượu là đồ uống có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, khi “rượu vào thì lời ra”, rượu là nguyên nhân

của những tình trạng bạo lực kể cả không phải trong gia đình. Đôi khi người chồng mượn rượu để chửi mắng vợ con, hành hạ vợ con.

Thứ hai, ma túy cũng là nguyên nhân gây ra tan nát gia đình. Lào Cai là một tỉnh giáp biên giới với khối lượng thuốc phiện đưa vào lớn và những người chồng khi đã nghiện thì tìm mọi cách lấy của cải của gia đình từ vợ, con để thỏa mãn cơn nghiện, làm cạn kiệt kinh tế gia đình, làm thoái hóa đạo đức chính người chồng. Thực tế cho thấy, những người chồng nghiện ngập đều xa lánh gia đình không quan tâm vợ con, sa vào các tệ nạn xã hội. Tại xã Bảo Hà, gia đình bà Có có 6 người con. Theo bà con hàng xóm kể, anh con trai cả tên Hùng nghiện Hêrôin, anh ta không giúp vợ làm mà còn lấy đồ trong nhà đi bán lấy tiền hút. Năm 2005, anh cãi nhau với vợ và hút thuốc quá liều nên tử vong. Những tội lỗi đó đều dồn lên đầu người vợ. Nhiều người chồng còn dùng nhiều loại chất nghiện khác để thỏa mãn tình dục của mình. Như vậy các chất gây nghiện là nguyên nhân rất lớn gây ra bạo lực đối với phụ nữ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Thứ ba, do cờ bạc. Đánh thua cờ bạc, không có tiền, đánh vợ con, vợ không cho chồng đánh bạc, vợ nói nhiều dẫn tới bạo lực đánh vợ. Cũng là do thói quen của người Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng, rất nhiều người có máu ham chơi cờ bạc trong đó có cả nam giới, nữ giới. Từ cơ quan đến chợ búa, từ trên sông đến bản cao. Từ xe ô tô cho tới tàu hỏa, ta thấy nhiều người luôn say mê cờ bạc.

Nhiều người lao vào cờ bạc quên cả công việc của mình. Ngày đêm thâu canh bạc. Khi về nhà thì đòi tiền vợ, vợ nói thì sinh ra đánh vợ luôn, lấy đồ đạc, tài sản khác bán, cắm, gán nợ. Ví dụ như bác Phụng tại bản Tân Văn xã Kim Sơn đánh bạc bỏ cả vợ cả con, bán cả xe máy, trâu bò đánh sóc đĩa, vợ con ngăn cản đánh vợ phải đi viện điều trị.

Tình dục cũng là một yếu tố làm sứt mẻ quan hệ vợ chồng. Trong sinh hoạt vợ chồng “nên hiểu nhau, và thể lượng cho nhau, tuyệt đối không có hành động cưỡng bức theo sở thích cá nhân” [22, tr.6]. Chỉ cần một trong hai người không đáp ứng nhu cầu có thể thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ. Còn rất nhiều người đàn ông không tôn trọng phụ nữ trong quan hệ tình dục. Họ cho rằng sau khi cưới vợ rồi thì họ muốn làm gì cũng được, luôn đòi hỏi người vợ khi mình muốn. Còn nữa, nhiều người đàn ông còn muốn trong tình trạng say, hay người vợ mệt mỏi cũng hành hạ vợ, bắt vợ phải làm theo ý thích của mình. Nếu vợ không đáp ứng sẽ đánh vợ, hoặc dọa nạt. Cũng vì còn chưa thỏa mãn, còn nhiều người đi tìm thú vui khác về lại đánh vợ tiếp.

Một nguyên nhân nữa là do người chồng hay người vợ ngoại tình: “Bất luận bên nào có ngoại tình, cũng dấn đến mâu thuẫn xung đột” [22, tr.7]. Phần đa là người chồng ngoại tình, chán vợ, thành ra hắt hủi vợ. Chồng còn đem tiền bạc của vợ đi bồ bịch khi vợ không có thì đánh vợ, đem tài sản của nhà đi bán.

Ngoài ra, xung đột về sở thích vợ chồng cũng là nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình. Sau khi kết hôn nhiều gia đình có vợ chồng khác nhau cả về tính cách, quan điểm sống gây ra thái độ ứng xử của cả hai người đều không đẹp. Về chủ nghĩa gia trưởng nam giới cho rằng: “Vợ là tài sản, tư hữu của cá nhân mình, không chuyện trò, muốn đánh thì đánh, muốn chửi thì chửi, tất nhiên sẽ dẫn đến việc chia rẽ gia đình” [22, tr.7]. Anh Giàng A Lềnh ở Cốc San- Sa Pa luôn thích nghe nhạc sàn bật volume to, khi vợ nhắc nhở bật bé thì cáu gắt, nào là tôi đi làm về mệt phải cho tôi được giải trí, vợ nói bật to làm ảnh hưởng hàng xóm, anh ta tức và tát vợ luôn (Chị Mỷ kể lại- hàng xóm nhà anh Lềnh). Đây là vấn đề xuất phát từ quyền làm chủ gia

đình của người đàn ông, luôn gia trưởng, luôn coi mình là phải có quyền tất cả.

Nguyên nhân khách quan của xã hội, do tâm lý chung học hỏi thói bạo lực, do Đảng và Nhà nước ta chưa thực hiện được hệ thống pháp luật vì sự tiến bộ của phụ nữ, pháp luật bảo vệ phụ nữ chưa thực sự đi vào thực tế, chậm đổi mới, chưa thể chế hóa chế độ chính sách đối với phụ nữ. Cho nên việc thực hiện chủ trương, chính sách phụ nữ còn nhiều bất cập. Hội Liên Hiệp phụ nữ chưa bám sát địa phương, chưa bám sát đối tượng để kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục, sửa đổi chính sách phụ nữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng ta cũng thấy rằng bạo lực gia đình xảy ra cũng do người phụ nữ có những biểu hiện, thái độ sau:

- Do thói chua ngoa, lắm điều, nói năng thô tục, nói nhiều nên chồng tức tối, không kìm chế được.

- Do thói tham lam, làm ăn phi pháp, lừa đảo, mất đạo đức, ít hiểu biết, đối xử thiếu văn hóa với họ hàng nhà chồng.

- Do ghen tỵ, ghen tuông, độc ác, không hiểu luật pháp.

Lào Cai là một tỉnh nghèo, nhiều dân tộc thiểu số, sống chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp lại chịu nhiều tư tưởng lạc hậu. Do đó phụ nữ

Một phần của tài liệu Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay (Trang 43)