Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý chất lượng dạy nghề tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương (Trang 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.6.Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả

3.4.6.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp

Sau khi tiến hành điều tra và xử lý số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cấp thiết của các giải pháp QL chất lượng dạy nghề TT Các biện pháp Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất Cấp Ít

cấp

thiết thiết

cấp thiết

1

Tăng cường QL công tác GD chính trị, tư tưởng trong nhà trường.

90 15 0 2,86 1

2

Tăng cường QL chất lượng đội ngũ GV và nâng cao phẩm chất, năng lực CBQL.

79 26 0 2,75 2

3 Tăng cường QL việc phát

triển chương trình dạy nghề. 59 46 0 2,56 5 4

Tăng cường QL chất lượng CSVC, phương tiện giảng dạy và học tập.

55 50 0 2,52 6

5

Tăng cường việc mở rộng hợp tác dạy nghề trong nước và quốc tế.

66 39 0 2,63 3

6 Đổi mới công tác kiểm tra -

đánh giá kết quả dạy nghề. 60 45 0 2,57 4

Qua kết quả thu được từ bảng số liệu có thể thấy được tất cả CBQL, GV của nhà trường tham gia đóng góp ý kiến đều đánh giá cao tính cấp thiết của các giải pháp QL hoạt động đào tạo đã được đề xuất. Tất cả các giải pháp tác giả đề xuất đều có trên 50% số người cho là rất cấp thiết, số ý kiến còn lại là cấp thiết, không có ý kiến nào đánh giá ở mức ít cấp thiết. Điều đó chứng tỏ rằng việc đưa ra các giải pháp nêu trên đã trở thành cấp thiết và nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp này sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nói chung của nhà trường.

Trong các giải pháp đánh giá, biện pháp “Tăng cường QL công tác GD chính trị, tư tưởng trong nhà trường” được đánh giá là cần thiết nhất tương

ứng với điểm X = 2,86. Mức độ thấp nhất thuộc về giải pháp “Tăng cường QL

chất lượng CSVC, phương tiện giảng dạy và học tập” (X = 2,52). Mức độ chênh lệch về sự cần thiết giữa 2 giải pháp được đánh giá cao nhất và thấp nhất tương đối nhỏ 0,34. Giá trị đó cho thấy sự phù hợp giữa các giải pháp được đề xuất với tình hình thực tế nhà trường hiện nay.

3.4.6.2. Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp

Sau khi tiến hành điều tra và xử lý số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của giải pháp QL hoạt động đào tạo

TT Các biện pháp Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1

Tăng cường QL công tác GD chính trị, tư tưởng trong nhà trường.

89 14 2 2,83 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2

Tăng cường QL chất lượng đội ngũ GV và nâng cao phẩm chất, năng lực CBQL.

79 24 2 2,73 3

3 Tăng cường QL việc phát triển

chương trình dạy nghề. 85 15 5 2,76 2

4

Tăng cường QL chất lượng CSVC, phương tiện giảng dạy và học tập.

75 26 4 2,68 4

tác dạy nghề trong nước và quốc tế.

6 Đổi mới công tác kiểm tra -

đánh giá kết quả dạy nghề. 67 37 1 2,63 5

Qua kết quả thu được từ bảng số liệu 3.2 có thể thấy tất cả các giải pháp tác giả đề xuất đều có trên 50% số người cho là khả thi và rất khả thi. Điều đó chứng tỏ rằng việc đưa ra các giải pháp này đều khả thi và nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp này thì sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nói chung của nhà trường.

Trong các biện pháp đánh giá, giải pháp “Tăng cường QL công tác GD chính trị, tư tưởng trong nhà trường” vẫn được đánh giá là khả thi nhất, tương ứng với điểm Y = 2,83. Mức độ thấp nhất thuộc về giải pháp “Tăng cường

việc mở rộng hợp tác dạy nghề trong nước và quốc tế.” (Y = 2,55). .Mức độ

chênh lệch về sự cần thiết giữa 2 giải pháp được đánh giá cao nhất và thấp nhất tương đối nhỏ 0,28. Giá trị đó cho thấy sự phù hợp giữa các giải pháp được đề xuất với tình hình thực tế nhà trường hiện nay.

Tuy nhiên, qua bảng 3.2 phân tích tính khả thi của các giải pháp đề xuất, thì lại có một số còn do dự về tính khả thi của các giải pháp như giả pháp " Tăng cường việc mở rộng hợp tác dạy nghề trong nước và quốc tế.”. Đây là một vấn đề không đơn giản, không thể một sớm một chiều vì với các giải pháp này, sự nỗ lực của CBQL, GV nhà trường chưa đủ mà còn cần sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều lực lượng, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ chế và sự đầu tư.

3.4.6.3. Đánh giá tính tương quan giữa tính khả thi và tính cấp thiết các giải pháp đã đề ra

Để đánh giá tính tương quan giữa tính khả thi và tính cấp thiết của các giải pháp đã để ra, chúng tôi tiến thành tổng hợp kết quả và thu được bảng số liệu như sau:

Bảng 3.3 Đánh giá tính tương quan khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp QL chất lượng dạy nghề

TT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Hiệu số thứ bậc

X Xi Y Yi (Xi-Yi) (Xi-Yi)2

1

Tăng cường QL công tác GD chính trị, tư tưởng trong nhà trường.

2,86 1 2,83 1 0 0

2

Tăng cường QL chất lượng đội ngũ GV và nâng cao phẩm chất, năng lực CBQL.

2,75 2 2,73 3 -1 1

3

Tăng cường QL việc phát triển chương trình dạy nghề.

2,56 5 2,76 2 3 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4

Tăng cường QL chất lượng CSVC, phương tiện giảng dạy và học tập.

2,52 6 2,68 4 2 4

5

Tăng cường việc mở rộng hợp tác dạy nghề trong nước và quốc tế.

2,63 3 2,55 6 -3 9

6

Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá kết quả dạy nghề.

2,57 4 2,63 5 2 4

Cộng 19

Hệ số tương quan thứ bậc: R = 0,86571 (Thỏa mãn đk: -1< R<1)

Như vậy, căn cứ vào hệ số tương quan thứ bậc với R = 0,86571 (tương quan chặt) cho thấy giữa 2 yếu tố khảo sát là tính cấp thiết và tính khả thi có liên quan chặt chẽ với nhau. Các giải pháp mà tác giả đề xuất đều được các

CBQL, chuyên gia và GV nhà trường thống nhất đánh giá ở mức cao, các giải pháp QL chất lượng dạy nghề tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương đã đề xuất có tính cấp thiết thì đều có tính khả thi.

Tóm lại, qua kết quả của việc khảo nghiệm các giải pháp ở trên chứng minh được giả thuyết khoa học đã được đề tài nêu ra từ đầu. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường phải tiến hành các giải pháp QL chất lượng dạy nghề đồng bộ và có hệ thống. Tuy nhiên, trong từng thời điểm mà quan tâm, nhấn mạnh đến giải pháp này hay giải pháp khác.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng QL chất lượng Dạy nghề tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương. Chương 3 của đề tài đã tiến hành một số công việc như sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu các cơ sở đề xuất và nguyên tắc xây dựng các giải pháp QL chất lượng dạy nghề tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương. Những cơ sở và nguyên tắc này là nền tảng xuyên suốt quá trình xây dựng các mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện các giải pháp.

Thứ hai: Tiến hành đề xuất được một hệ thống giải pháp về QL chất lượng dạy nghề của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương bao gồm 6 giải pháp chính với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và hiệu quả hoạt động QL chất lượng dạy nghề của nhà trường nói riêng.

Thứ ba: Tiến hành khảo nghiệm các giải pháp đã được xây dựng. Thông qua việc khai thác và xử lý các số liệu trả lời của các chuyên gia đã minh chứng cho các giải pháp QL đề xuất là cấp thiết, có tính khả thi và phù hợp. Với những nhận xét từ quá trình nghiên cứu và khảo sát, đánh giá, chúng tôi hy vọng góp phần chứng minh giả thuyết khoa học từ ban đầu được đề tài nêu ra.

Tuy nhiên, xét đến cùng các giải pháp được nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót, vẫn cần có thời gian để kiểm nghiệm trong quá trình triển khai và tiếp tục phải hoàn thiện hơn nữa để các giải pháp này đi vào thực tiễn, hữu hiệu hơn, góp vào quá trình QL toàn diện nhà trường tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương trở nên tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ, chức năng mới với hình thức dạy nghề mới mẻ Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương đã phải vượt qua những khó khăn thử thách lớn về mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, đội ngũ GV, CSVC, trang thiết bị dạy học… để có được những thành tích như ngày hôm nay. Trên cơ sở nhận thức đó cùng với quá trình công tác tại trường, tác giả đi đến lựa chọn và nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp QL mang tính khả thi trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh như hiện nay.

* Về cơ sở lý luận

Đề tài đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về công tác QL, QLGD, QL đào tạo, QL nhà trường, chất lượng, QL chất lượng dạy nghề… Đồng thời xác định được đặc thù của công tác QL chất lượng dạy nghề, nêu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến QL chất lượng dạy nghề. Từ đó nêu lên tính cấp thiết phải áp dụng các giải pháp QL để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy nghề tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương trong giai đoạn hiện nay.

* Về mặt thực tiễn

Đề tài đã tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến công tác dạy nghề của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương, tiến hành tìm hiểu tình hình QL của nhà Trường và lấy ý kiến đánh giá của CBQL, GV tại trường. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra được thực trạng chất lượng dạy nghề và thực trạng QL chất lượng dạy nghề, QL đội ngũ GV, QL CSVC, phương tiện dạy học, QL HS nghề của trường.

Căn cứ vào mục tiêu dạy nghề của trường và trên cơ sở khảo sát thực trạng và những yêu cầu trong thời kỳ mới, đề tài đề xuất một số giải pháp QL về tổ chức, QL có hiệu quả chất lượng dạy nghề nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy nghề của trường, đóng góp tích cực cho việc nâng cao chất lượng dạy nghề của trường trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

Các giải pháp mà đề tài đề xuất, cụ thể là:

+ Một là: Tăng cường QL công tác GD chính trị, tư tưởng trong nhà trường;

+ Hai là: Tăng cường QL chất lượng đội ngũ GV và nâng cao phẩm chất, năng lực CBQL; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ba là: Tăng cường QL việc phát triển chương trình dạy nghề;

+ Bốn là: Tăng cường QL chất lượng CSVC, phương tiện giảng dạy và học tập;

+ Năm là: Tăng cường việc mở rộng hợp tác dạy nghề trong nước và quốc tế;

+ Sáu là: Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá kết quả dạy nghề.

Những giải pháp mà đề tài đưa ra là sự vận dụng, cụ thể hóa lý luận của khoa học QL vào thực trạng QL chất lượng dạy nghề này tại trường cùng với sự đúc rút kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia. Kết quả khảo nghiệm đã minh chứng được tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Công Thương

+ Có chính sách và chiến lược cụ thể trong việc QL chất lượng dạy nghề tại các trường thuộc Bộ Công Thương, sớm cụ thể hóa các tiêu chuẩn đánh giá để từng trường, từng cá nhân vận dụng làm tiêu chuẩn, thước đo trong quá trình hoạt động.

+ Có kế hoạch, chế độ bồi dưỡng đội ngũ CBQL, đội ngũ GV mang tính chuyên gia nòng cốt cho trường trong các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động dạy nghề. Từ đó từng bước nâng cao trong quá trình thực hiện đào tạo.

+ Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị dạy nghề hiện đại, đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu của người học nghề tại các trường nghề thuộc Bộ Công Thương. Khi đầu tư trang bị thiết bị cần có sự khảo sát, kiểm nghiệm, đánh giá về thực trạng để đầu tư cho phù hợp với điều kiện nhà trường. Đồng thời cử cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia tập huấn để nhà trường và GV thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với những thiết bị đó.

+ Có chính sách, chế độ thưởng phạt nghiêm minh khuyến khích kịp thời, đãi ngộ xứng đáng, kịp thời đến từng từng trường, từng cá nhân để thu được kết quả hoạt động và cống hiến cho sự nghiệp GD.

+ Thống nhất một phương pháp chung trong chính sách QL chất lượng đào tạo theo hướng tích hợp, đặc biệt với mẫu giáo án tích hợp theo quyết định 62 hiện nay phổ biến công văn hướng dẫn thực hiện đến từng trường để các trường của Bộ có hướng chỉ đạo GV triển khai đảm bảo sự thống nhất trong toàn hệ thống dạy nghề.

2.2. Đối với Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương

+ Nhà trường có chính sách tăng cường kinh phí để trang bị và hiện đại hóa CSVC, phương tiện phục vụ giảng dạy, tiến hành kiểm tra và xử lý nhanh tất cả những loại máy móc cũ kỹ, lạc hậu không phù hợp với thời đại mới trong dạy nghề.

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV về mặt chuyên môn cũng như năng lực sư phạm để thích ứng với những yêu cầu và đòi hỏi mới trong dạy nghề của nhà trường.

+ Có quy định chặt chẽ hơn với một số khâu trong quá trình đào tạo như: hoàn thiện hơn nữa khâu thiết kế đào tạo, xây dựng kế hoạch cho cả năm và cho toàn khóa học học nghề, tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy một cách nghiêm khắc và đúng quy trình đào tạo.

+ Nâng cao nhận thức để tất cả CBQL, GV và nhân viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nó là điều kiện sống còn, là sự tồn tại của nhà trường trong hiện tại và cả tương lai.

+ Phát triển giáo trình, tài liệu giảng dạy - học tập, tài liệu tham khảo, thư viện và cung cấp nhiều tiện ích hơn cho HS, đặc biệt giáo trình điện tử và thư viện điện tử.

+ Cải tiến nội dung, chương trình cho phù hợp với từng modun, môn học phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong thời đại mới, chú trọng đến kỹ năng nghề và phẩm chất, đạo đức của người lao động thời kỳ hội nhập và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyền Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phượng Vương (2004), QL chất lượng trong các tổ chức, NXB Thống Kê - Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1998), "GD và sự phát triển", Tạp chí Thông tin Khoa học GD (số 68), Hà Nội.

3. Nguyễn khắc Bình (2007), Curent State of Eduction and Development Problems of Vietnam, Đề tài NCKH tại Viện Phát triển GD quốc gia Hàn Quốc (Korean Educational Development Institute).

4. Nguyễn Khắc Bình (2007), GD Việt Nam hiện tại và định hướng phát triển

(tiếng Hàn Quốc), Korean Educational Development Institute, NXB Viện Phát triển GD Hàn Quốc.

5. Nguyễn Khắc Bình (2010), Đào theo hệ thống tín chỉ trong GD đại học ở Việt Nam, Tạp Chí Tâm lý học số 11- Tháng 11/2010, Hà Nội.

6. Nguyễn Khắc Bình (2013), Chuyển đổi chương trình đào tạo các ngành học trình độ đại học và cao đẳng của Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý chất lượng dạy nghề tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương (Trang 85)