Bài mới Giới thiệu: (1’)Qua bài đọc Chuyện bốn

Một phần của tài liệu @ 2 TUAN 19 (Trang 25 - 27)

III. Các hoạt động

3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Qua bài đọc Chuyện bốn

mùa mới đọc, các em biết mùa thu là mùa có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ rất vui. Cha mẹ, ông bà, luôn luôn chăm lo để ngày Tết Trung thu của các em được đầy đủ, vui vẻ. Khi Bác Hồ còn sống, Bác cũng hết sức quan tâmđến ngày Tết này của thiếu nhi. Hôm nay, chúng ta sẽ đọc Thư Trung thu để hiểu thêm tình cảm của Bác Hồ với các em. Đây là thư Bác viết cho thiếu nhi từ năm 1952, trong những ngày kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp.

Phát triển các hoạt động (27’)

 Hoạt động 1: Luyện đọc.

 Phương pháp: Trực quan, thực hành.  ĐDDH: SGK, bảng phụ từ, câu. GV đọc diễn cảm bài văn:

- Giọng vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

a) Đọc từng câu.

- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ trong bài. Những từ ngữ cần chú ý: năm, lắm, trả lời, làm việc,… (MB); yêu, ngoan ngoãn, tuổi nhỏ, việc nhỏ, …(MN).

b) Đọc từng đoạn trước lớp.

- GV có thể chia bài làm 2 đoạn (phần lời thư và lời bài thơ); hướng dẫn HS ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ.

- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mơi trong bài (Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa bình); giải nghĩa thêm: nhi đồng (trẻ em từ 4, 5

- Hát

- HS đọc và TLCH.

- HS đọc.

- HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ.

 9 tuổi), phân biệt thư với thơ (lá thư, bức thư/ dòng thơ, bài thơ).

c) Đọc từng đoạn trong nhóm.

d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN; từng đoạn, cả bài)

 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.  Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.

 ĐDDH: Tranh. Câu hỏi 1:

- Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai? Câu hỏi 2:

- Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?

- GV hỏi thêm: Câu thơ của Bác là một câu hỏi (Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chí Minh?) - câu hỏi đó nói lên điều gì?

- GV giới thiệu tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi để HS thấy được tình cảm âu yếm, yêu thương quấn quýt đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi và của thiếu nhi với Bác Hồ.

Câu hỏi 3:

- Bác khuyên các em làm những điều gì?

- Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu ntn?.

- GV bình luận: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bài thơ nào, lá thư nào Bác viết cho thiếu nhi cũng tràn đầy tình cảm yêu thương, âu yếm như tình cảm của cha với con, của ông với cháu.

 Hoạt động 3: Học thuộc lòng.  Phương pháp: Thực hành.

 ĐDDH: SGK.

- GV hướng dẫn HS cả lớp học thuộc lòng lời thơ theo các phương pháp đã nêu trong học kì I. VD: xoá dần chữ trên từng dòng thơ.

- HS thi học thuộc lòng phần lời thơ.

4. Củng cố – Dặn do ø (3’)

- 1 HS đọc lại cả bài Thư Trung thu.

- HS cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.

- GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ lời khuyên của Bác, về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thơ trong thư của Bác.

- Chuẩn bị: Ông Mạnh thắng Thần Gió.

- HS đọc lại từ

- HS thi đua đọc giữa các nhóm.

- Bác nhớ tới các cháu nhi đồng. -“Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ

Chí Minh?/ Tính các cháu ngoan ngoãn,/ Mặt các cháu xinh xinh” - Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ

Chí Minh./ Bác Hồ yêu nhi đồng nhất, không ai yêu bằng, . . .

- HS quan sát tranh và lắng nghe.

- Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, để tham gia kháng chiến và giữ gìn hòa bình, để xứng đáng là cháu của Bác

- “Hôn các cháu/ Hồ Chí Minh”

- HS học thuộc lòng

- HS thi đua cá nhân.

MÔN: CHÍNH TẢ

Tiết: THƯ TRUNG THU

I. Mục tiêu

1Kiến thức: Nghe – viết đúng, trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu theo cách

trình bày thơ 5 chữ.

2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết sai do ảnh

hưởng của cách phát âm địa phương: l/n, dấu hỏi/ dấu ngã.

3Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng con, bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 3. - HS: SGK.

Một phần của tài liệu @ 2 TUAN 19 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w