0
Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ĐẶC ĐIỂM CHUNG ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY AMECO (Trang 27 -30 )

- TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính TK 635 : Chi phí hoạt động tài chính

1.5. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh ngoại thương, hoạt động kinh tế này rất phức tạp. Các doanh nghiệp được Nhà nước cho phép nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài dựa trên các điều kiện thanh toán Quốc tế, các thoả thuận trong hợp đồng kinh tế hoặc nghị định thư.

Yêu cầu thứ nhất là trước khi đi vào ký kết các hợp đồng kinh tế, kế toán nhập khẩu phải trả lời các câu hỏi: Dung lượng của hàng hóa đó trên thị trường như thế

nào? Bạn hàng để ký kết giao dịch là đối tượng nào để khi ký kết các hợp đồng tránh được các thua thiệt về giá cả, chi phí…

Yêu cầu thứ hai là phải nắm vững luật và hợp đồng kinh tế cũng như những thông lệ, luật quốc tế.

Kế toán nhập khẩu phải tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ hàng hoá tiêu thụ ngoại thương một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Phải nắm vững phạm vi và thời điểm xác định là hàng nhập khẩu. Có như vậy kế toán mới có thể đảm bảo ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá:

Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh nhập khẩu, kế toán nghiệp vụ nhập khẩu phải đảm bảo các nhiệm vụ sau:

- Phản ánh, giám sát tình hình kế hoạch nhập khẩu. Đây là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng vì từ thông tin này của kế toán, người lãnh đạo có thể nắm được các nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu phát sinh, kiểm tra đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch nhập khẩu hàng hoá.

- Kiểm tra, giám sát tình hình tiêu thụ kịp thời giữa các bên.

- Kiểm tra tình hình chi phí nhập khẩu và sử dụng tiết kiệm các loại vật tư.

- Cung cấp số liệu, tài liệu cho công việc hoạt động kinh doanh nhập khẩu, kiểm tra và phân tích các hoat động về sau.

= + +

Giá thực tế hàng nhập khẩuGiá mua hàng nhập khẩuChi phí mua Thuế nhập khẩu

Thuế TTĐB hàng nhập khẩuThuế GTGT (phương pháp trực tiếp)

+ +

Xác định thời điểm ghi chép hàng nhập khẩu và giá hàng nhập khẩu

Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá mà nước ta mua của các nước khác theo hợp đồng ký kết giữa hai chính phủ hoặc giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.

Việc xác định hàng hoá được coi là nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán kế toán và hạch toán thống kê. Thời điểm đó là thời điểm mà các doanh nghiệp nhập khẩu nắm được quyền sở hữu hàng hoá.

Thời điểm hàng được coi là nhập khẩu được xác định cụ thể như sau:

- Nếu vận chuyển bằng đường biển: Tính từ ngày hàng đến địa phận nước ta, hải quan ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

- Nếu vận chuyển bằng đường không: Tính từ ngày hàng đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của hải quan sân bay.

- Nếu vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ: Tính từ ngày hàng được chuyển lên ga, trạm biên giới nước ta theo xác nhận của hải quan cửa khẩu.

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, giá vốn của hàng nhập khẩu được tính theo công thức sau:

Để tính giá mua của hàng nhập khẩu có hai loại giá được sử dụng rộng rãi hiện nay làgiá CIF và giá FOB.

= +

Giá FOB Trị giá mua của hàng hoáChi phí vận chuyển, bảo hiểm, bốc xếp tới cảng hoặc biên giới nước bán

= +

Giá CIF Trị giá mua của hàng hoáChi phí vận chuyển, bảo hiểm, bốc xếp dỡ tới ga, sân bay nước mua hàng

- Giá FOB (Free on board): Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình qua lan can tại cổng bốc dỡ hàng qui định. Người mua phải chịu mọi phí tổn rủi ro về mất mát, hư hại kể từ lúc đó. Hay giá FOB là giá giao hàng tại biên giới nuớc bán.

- Giá CIF (Cost, Insruance, and Freight): Người bán sẽ giao hàng tại cảng của người mua, người bán chịu chi phí bảo hiểm, vận chuyển, rủi ro, tổn thất do bên bán chịu. Hay giá CIF là giá giao hàng tại biên giới nước mua.

Ngoài

Trong điều kiện nước ta hiện nay, các doanh nghiệp thường nhập theo giá CIF và xuất theo giá FOB.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY AMECO (Trang 27 -30 )

×