Đối tượng, đơn vị, kỳ tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Trang 27 - 30)

II GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1 Khái niệm giá thành sản phẩm

2.1-Đối tượng, đơn vị, kỳ tính giá thành sản phẩm

2.1.1- Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm dịch vụ, lao vụ nhất định đã hoàn thành cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, yêu cầu trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của doanh nghiệp. Nếu sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm từng công việc hoàn thành. Nếu sản xuất hàng loạt, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, nhóm, sản xuất sản phẩm hoàn thành,...

2.1.2- Đơn vị tính giá thành

Đơn vị tính giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ phải là đơn vị tính được xã hội thừa nhận và phù hợp với đơn vị tính trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.

2.1.3- Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành: Là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành.

Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về việc tính giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ được kịp thời, chính xác.

Kỳ tính giá thành có thể là: Tháng, năm, chu kỳ sản xuất tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp.

2.2- Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành kỹ thuật sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán và các tài liệu có liên quan để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ hoàn thành theo đối tượng tính giá thành đã xác định.

Việc tính chính xác giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp đánh giá chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có quyết định kịp thời thích ứng mở rộng hay thu hẹp sản xuất. Một trong những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của giá thành là việc lựa chọn phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp nhất.

Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính giá thành như sau :

- Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng tính giá thành tương ứng, phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo : Như giá thành sản phẩm điện, nước, than,...

Giá thành sản

- Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay là giai đoạn công nghệ hoặc bộ phận sản xuất như doanh nghiệp dệt nhuộm, may mặc, ...

Giá thành = Tổng chi phí sản xuất các bộ phận (tổng chi phí sản xuất các giai đoạn )

= Z1 +Z2 + ... +Zn

- Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà một quá trình sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau, chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Để tính giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào giá thành quy định cho từng sản phẩm.

- Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách khác nhau, chi phí sản xuất được tập hợp theo nhóm sản phẩm cùng loại và giá thành từng loại sản phẩm được xác định bằng phương pháp tỷ lệ với giá thành kế hạch và giá thành định mức.

- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ, vì thế sản phẩm phụ được loại trừ ra như doanh nghiệp chế biến đường, bia, giấy... để tính giá thành sản phẩm chính:

Tổng giá thành sản = Giá trị sản phẩm chính + Tổng chi phí sản xuất phát - Giá trị sản phẩm chính - Giá trị sản phẩm

phẩm chính dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ phụ - Phương pháp liên hợp

Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp, đòi hỏi khi tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim,...

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Trang 27 - 30)