Thực trạng quản lý tăng huyết áp ở tuyến cơ sở ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh bắc giang (TT) (Trang 25)

Công tác quản lý THA ở Bắc Giang chủ yếu còn dựa vào nguồn ngân sách của nhà nước, chưa kết hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng huyết áp, chưa đạt được mục tiêu của Trung ương và địa phương:

- Tỷ lệ người dân được phát hiện tăng huyết áp là 64,2%, trong đó 35% do bệnh viện huyện, 17,1% do trạm y tế xã và 2,5% do Nhân viên y tế thôn bản phát hiện. Chỉ có 9,8% người tăng huyết áp đã điều trị trở về bình thường.

- Tỷ lệ 22,8% người tăng huyết áp được quản lý, 14,6% được quản lý đúng, 20,4% được quản lý tại bệnh viện tuyến huyện, 2,4% tại bệnh viện tỉnh, trạm y tế xã chưa quản lý, 9,8% người THA đạt huyết áp mục tiêu.

- Có 52,6% người tăng huyết áp được tư vấn tăng huyết áp, trong đó 40,5% từ nhân viên bệnh viện, 39,8% từ thông tin đại chúng, 38,9% từ người thân bạn bè, 11,5% tư vấn từ trạm y tế xã, 6,1% từ nhân viên y tế thôn bản. Mới có 56,7% người tăng huyết áp được tư vấn về bảo hiểm y tế.

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý THA: Người không có thẻ BHYT chưa được QL tăng huyết áp cao gấp 95,3 lần so với người có thẻ BHYT (OR = 95,3; 95% CI:31,3- 470,2; p < 0,001). Người làm nghề nông nghiệp chưa được quản lý THA cao gấp 15,1 lần so với người làm nghề khác (OR = 15,1 ; 95%CI: 10,3-23,3; p < 0,001). Người có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông chưa được quản lý THA cao gấp 3,2 lần so với người có trình độ học vấn trên trung học phổ thông. Người THA ở lứa tuổi <60 tuổi chưa được quản lý cao hơn 2,8 lần so với người THA ở lứa tuổi ≥60 tuổi. Người tăng huyết áp là nữ giớì chưa được QL tăng huyết áp cao gấp 2,0 lần so với người THA là nam giới.

- Chưa kết hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng huyết áp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh bắc giang (TT) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)