phiếu rút trước thì hưởng lãi không kì hạn.
Biểu 11:
LÃI SUẤT KÌ PHIẾU
Kì hạn VND %/tháng Kì hạn USD%/ năm
3 tháng 0.60 24 tháng 2.8
6 tháng 0.65 36 tháng 3.2
60 tháng 3.6
Đối với kì phiếu, rút trước hạn tính tròn năm áp dụng lãi suất 12 tháng, riêng phần lẻ áp dụng lãi suất không kì hạn.
Trong khi lãi suất huy động liên tục tăng thì lãi suất cho vay lại không đổi và đang có xu hướng giảm, dẫn đến chênh lệch lãi suất ròng bị thu hẹp. Mặc dù là Ngân Hàng có tiềm năng về vốn lớn, giá vốn thấp, có mối quan hệ lâu dài với các khách hàng truyền thống những chưa tạo thế chủ động và lấn át hẳn các đối thủ cạnh tranh. Tới đây, Ngân Hàng nên đánh giá chi phí lợi nhuận cho cả gói dịch vụ đối với từng khách hàng, từ thanh toán quốc tế, giao dịch vốn, kinh doanh ngoại tệ cho đến tín dụng. Có như vậy đơn vị mới quản lí tốt chi phí vốn từ chuỗi dịch vụ mà mình cung ứng.
4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD I NHĐT&PTVN (BIDV)
4.1 Thành tựu đạt được trong công tác huy động vốn:
SGD I luôn coi nguồn vốn là yếu tố vừa có tính chất tiền đề, vừa có tính chất quyết định cho sự tăng trưởng phát triển của toàn hệ thống NHĐT&PTVN.
Tổng nguồn vốn không ngừng tăng lên, đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng trung, dài hạn tập trung vào các ngành kinh tế trọng điểm như dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư vào các thiết bị thi công cho các tổng công ti, các đơn vị thi công các chương trinh trọng điểm của Nhà nước như dự án khai thác mỏ khí Nam Côn Sơn, thi công đường Hồ Chí Minh, các nhà máy xi măng, nhà máy lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất ...
Kết quả trên đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập và nâng cao uy tín với các khách hàng và sự tin tưởng của các đối tác trong và ngoài nước.
Có được kết quả trên là do công tác huy động vốn của Ngân Hàng có một số thuận lợi:
4.1.1 Môi trường vĩ mô:
- Môi trường kinh tế xã hội :
Trong giai đoạn1999-2002, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định, GDP bình quân đạt trên 6%/năm, lạm phát được kiềm chế ở mức một con số. Việc hoạch định và điều chỉnh chính sách vĩ mô của Bộ Tài Chính và NHNN có nhiều chuyển biến tích cực, dần hướng tới xu thế hội nhập với thị trường thế giới. Chính sách lãi suất, lãi suất được điều chỉnh linh hoạt, đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế. Kết quả là, khách hàng của Ngân Hàng có thái độ lạc quan hơn về xu hướng phát triển của nền kinh tế, an tâm tin tưởng vào Ngân Hàng hơn.
- Môi trường pháp lí:
Từ khi triển khai 2 pháp lệnh Ngân Hàng (5/1990) và do nhu cầu phát triển của nền kinh tế, ngày 12/12/1997, Quốc Hội đã thông qua luật Ngân Hàng và thực thi vào ngày 1/10/1998. Luật Ngân Hàng đã tạo hành lang pháp lí cho hệ thống NHTMQDVN hoạt động theo hướng an toàn và hội nhập với quốc tế.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng gửi tiền khi có sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính, ngày 1/9/1999 chính phủ đã có nghị định số 89/1999/NĐ_CP về bảo hiểm tiền gửi, quyết định QĐ 218/1999/QĐ_TTg 9/11/1999 chính thức thực thi từ ngày 7/7/2000. Năm 2001 đã bắt đầu triển khai, đến nay đã có 100 đơn vị trong tổng số 1000 đơn vị tham gia.
4.1.2 Môi trường vi mô:
Bên cạnh tác động tích cực của các nhân tố vĩ mô thì sự nỗ lực của đơn vị cũng góp phần quan trọng trong sự thành công của công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn trung, dài hạn trong những năm qua.
Tóm lại, dưới sự tác động tích cực của các nhân tố chủ quan cũng như khách quan, công tác huy động vốn của sở đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, xứng đáng là con chim đầu đàn trong hệ thống NHĐT&PTVN. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng không thể phủ nhận những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn mà bản thân đơn vị phải xác định rõ nguyên nhân và đề ra phương hướng khắc phục.
Cơ cấu tài sản Nợ-Có về loại tiền, cơ cấu khách hàng tuy được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt mức bình quân của nghành, tỉ trọng tiền gửi khách hàng vẫn còn thấp chiếm gần 28%.
Cả nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng đều tập trung ở một số khách hàng lớn dẫn đến các giải pháp hoạt động của Ngân Hàng bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi những quyết định của các doanh nghiệp này.
Mạng lưới hoạt động đã được mở rộng nhưng vẫn chưa đủ địa điểm trung tâm thu hút được khách hàng để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Các loại hình huy động vốn còn ít, chưa thật đa dạng để người dân có thể chọn lựa.
Dịch vụ chưa đạt mức tăng trưởng cao do chưa phát triển thêm được sản phẩm mới. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, các loại dịch vụ như sử dụng thẻ ATM ... chỉ mới phát triển.
Vốn là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, nền vốn của đơn vị tăng trưởng chưa thật bền vững, chưa cân đối, dồi dào, nguồn tiền gửi thanh toán vẫn còn thấp, chỉ chiếm 8.1% trong tổng nguồn huy động.
Thông tin chính xác về khách hàng và Ngân Hàng bạn còn ít, chưa nắm bắt kịp thời nên xử lí còn lúng túng dẫn đến mất thời cơ và ảnh hưởng đến lợi ích trong kinh doanh.
4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lí và huy động vốn: vốn:
Công nghệ Ngân Hàng cả về qui trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh còn yếu chưa đi trước một bước và chưa tương xứng với một Ngân Hàng có qui mô hoạt động lớn như Sở Giao Dịch, các thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành chưa đầy đủ, còn thức thời thủ công.
Nguồn thông tin,nhất là các thông tin dự báo dài hạn vĩ mô về định hướng phát triển theo nghành, vùng còn thiếu, chưa kịp thời để xây dựng các kế hoạch, giải pháp mang tính trung, dài hạn.
Đa số cán bộ của đơn vị còn rất trẻ, có trình độ nhưng còn thiếu kinh nghiệm ít được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ. Số cán bộ có trình độ tổng hợp về hoạt động Ngân Hàng chuyên nghiệp còn chưa nhiều.
Thời gian giao dịch của sở với khách hàng chủ yếu là trong giờ hành chính, chưa chủ động phục vụ khách hàng ngoài giờ, trong các ngày nghỉ.
Bên cạnh những nhân tố chủ quan trên, những hạn chế trong hoạt động quản lí và huy động vốn tại sở giai đoạn 1999-2002 còn có sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như:
- Mặc dù nền kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng kể song chuyển dịch cơ cấu còn chậm, sản phẩm trong nước sức cạnh tranh còn thấp, khó tiêu thụ, cải cách hành chính còn nhiều lúng túng...
- Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế còn nhiều song hoạt động huy động vốn còn nhiều khó khăn, nhất là huy động vốn VND trong 2 năm vừa qua.Trong khi đó, lãi suất thị trường thế giới liên tục giảm mạnh, cạnh tranh trong hệ thống Ngân Hàng ngày càng gay gắt, gây nhiều khó khăn cho hoạt động của sở đặc biệt là hoạt động huy động, phát triển nguồn vốn.
- Cơ chế văn bản hướng dẫn từ các cấp chủ quản có nhiều thay đổi, chưa sát với tình hình thực tế nên việc tổ chức và thực hiện còn nhiều vướng mắc.
- Sở Giao Dịch được chuyển đổi cơ chế sau các NHTM khác trong đó sở mới được thành lập từ những năm 90 nên chưa có bề dày kinh nghiệm hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhiều nghiệp vụ vừa làm vừa học hỏi và có những nghiệp vụ còn mang tính chất thử nghiệm.
Tóm lại, công tác quản kí và huy động vốn tại đơn vị trong thời gian qua được xác định là một vấn đề trọng tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động và nâng cao vị thế của Ngân Hàng trên thị trường. Trong giai đoạn 1999-2002, mặc dù còn nhiều khó khăn trong công tác quản lí và huy động vốn vẫn đạt được chỉ tiêu kế hoạch hàng năm đề ra. Tuy nhiên, so với yêu cầu về vốn của nền kinh tế nói chung và nền vốn của sở nói riêng thì kết quả trên vẫn chưa mấy khả quan. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp chiến lược phát triển nguồn vốn tại SGD I là một vấn đề rất cần thiết.