Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn MẠNG THÔNG TIN QUỐC TẾ MẠNG XÃ HỘI (Trang 27)

III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘ

1.Tác động tích cực

Mạng xã hội quy tụ nhiều yếu tố mà những phương pháp quảng bá, kinh doanh truyền thống khác không có được.

Những cái tên như Facebook, YouTube, Twitter, LinkedIn… đã trở thành quen thuộc trong thời đại Web 2.0 mà người ta thường nhắc tới như là nơi quy tụ nhiều giới trẻ nhất.

Ông Nguyễn Khánh Hòa, giám đốc điều hành của Công ty Giải pháp tiếp thị AZ, nói rằng các mạng xã hội tại Việt Nam đang có mức tăng truởng 60%, mỗi năm thu hút hàng triệu người tham gia.

Hiện, Facebook là mạng xã hội thu hút nhiều người tham gia với 8,5 triệu người, tiếp theo là Zing Me có 8 triệu người, Go.vn với 3 triệu người, Google + khoảng 2 triệu người...

“Điều đó cho thấy, người dùng Internet Việt Nam rất thích tham gia mạng xã hội và tạo ra một cộng đồng khá lớn. Đây là điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp tương tác với cộng đồng này trên mạng xã hội,” ông Hòa nói.

Chúng còn được nhìn nhận như là công cụ để tìm kiếm khách hàng mới, phục vụ các khách hàng hiện tại, và là công cụ tạo ra lợi nhuận.

Mạng xã hội còn là con đường tắt để quảng bá thương hiệu, cung cấp dịch vụ nhanh hơn và hiệu quả hơn, và là một công cụ marketing cao cấp.

Trở thành một phần của mạng xã hội sẽ giúp tạo ra những kết nối để đối tác và khách hàng có thể tìm kiếm thông tin xem sản phẩm và dịch vụ của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không.

Theo thống kê của Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen thì khả năng chúng ta chọn một sản phẩm nào đó sẽ tăng lên 68% nếu như chúng ta biết là bạn bè và người thân của chúng ta cũng thích sản phẩm đó. Điều này rất quan trọng vì Facebook có những loại hình quảng cáo cho phép chúng ta thấy bạn bè chúng ta

Đề tài: Mạng xã hội - Nhóm 3

có thích sản phẩm đang được quảng cáo hay không, việc này tương tự như chúng ta tương tác ngoài đời thực…Vì vậy, marketing online, và cụ thể hơn là quảng bá trên mạng xã hội, là rất hữu ích và hiệu quả vì con người chính là tâm điểm của các chiến dịch quảng bá.

Mạng xã hội được coi là một cầu nối hiệu quả và ít tốn kém giữa doanh

nghiệp và khách hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cá nhân muốn kinh doanh có thể trong vòng 5 phút là đã có thể tạo cho mình một trang thông tin trên Facebook giới thiệu về doanh nghiệp, không cần tốn tiền thiết kế trang web, không cần chi phí thuê máy chủ và các chi phí khác. Sau khi lập ra trang giới thiệu sản phẩm rồi thì nên tối ưu nó để thu hút thêm người hâm mộ đến với trang giới thiệu sản phẩm. Khi đó doanh nghiệp có thể dùng cách nhắm đến mục tiêu cụ thể để tương tác với khách hàng tiềm năng mà không cần phải lãng phí cho việc quảng cáo đại trà.

Theo thống kê của IDC, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã sử dụng Facebook để tạo lập mạng lưới khách hàng (cả tiềm năng lẫn khách hàng hiện có) và gắn kết họ lại với nhau, tạo thành một tập thể thống nhất.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp nên tận dụng mạng xã hội như một kênh tiếp thị hiệu quả có chi phí thấp. Đó là ý kiến mà các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam nêu lên tại buổi hội thảo về marketing, diễn ra tại TPHCM hôm 17-10.

Ông Kazuhiro Iwai, phó chủ tịch cấp cao của Công ty ISB Việt Nam, công ty chuyên về phần mềm nhúng, cho hay: trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tiếp thị truyền thông qua mạng xã hội được xem là một kênh truyền thông hiệu quả với chi phí thấp. Nó cho phép các công ty tiếp cận được các khách hàng mục tiêu và đo lường được ngay hiệu quả của chiến dịch truyền thông.

Facebook cung cấp nhiều công cụ hữu ích giúp người dùng có thể chơi video và giúp các doanh nhân có thể gửi trực tiếp các thông điệp marketing cho khách hàng.

đó trở thành “fan” của bạn, họ sẽ tự động gửi đi các tin nhắn cho bạn bè trong danh sách nói về dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty bạn. Và như vậy, mạng xã hội đã trở thành kênh tiếp cận vô cùng thuận lợi và nhanh chóng giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Những điển hình sử dụng hiệu quả Facebook cho công việc không phải là ít. Họ đã rất thành công trong việc thu hút sự chú ý của hàng chục nghìn “fan” hâm mộ, để đánh bóng tên tuổi, quảng bá thương hiệu, và cuối cùng là đạt được thành công về mặt chiến lược.

Ngay cả khi công việc kinh doanh của bạn không đòi hỏi phải theo đuổi chiến lược mạng xã hội thì bạn vận có thể vận dụng sức mạnh của phương pháp tiếp cận này để tìm kiếm khách hàng và cung cấp những dịch vụ cho khách hàng hiện có.

Đặc biệt, nếu mô hình kinh doanh của bạn không lớn, chi phí đầu tư hạn hẹp thì mạng xã hội được xem là giải pháp marketing hữu hiệu nhất, ít tốn kém nhất, trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả.

Mạng xã hội sẽ có thể giúp doanh nghiệp của bạn kinh doanh hiệu quả trên

Internet và vượt qua những đối thủ cạnh tranh...

Đặt trong bối cảnh doanh nghiệp (DN) tại nhiều lĩnh vực đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các chuyên gia về thương mại điện tử cho rằng lợi thế sẽ thuộc về những DN biết khai thác, phân tích hiệu quả thông tin thị trường lấy từ nguồn Internet, mạng xã hội…

Theo nhận định của các chuyên gia về thương mại điện tử tại hội thảo “Giải pháp phân tích thông tin kinh doanh” diễn ra ở Hà Nội thì ngay từ đầu năm 2011, vấn đề tìm hiểu thông tin đối thủ cạnh tranh thông qua các kênh công nghệ như mạng xã hội, diễn đàn… đã bắt đầu được nhắc đến với vai trò quan trọng. Mục đích giúp các DN tại Việt Nam có thể khai thác, nắm được điểm mạnh - yếu của đối thủ, thâu tóm được những thông tin liên quan đến thị phần, nhu cầu thị trường, góp phần xúc tiến marketing hiệu quả cho sản phẩm, dịch vụ mới...

Đánh giá của đại diện IBM Việt Nam cho thấy, với cộng đồng hơn 2 tỷ người kết nối mạng Internet, hơn 600 triệu trong số đó dùng Facebook mỗi ngày và riêng Việt Nam, lượng người sử dụng Internet hiện đã vượt con số 32,6 triệu

Đề tài: Mạng xã hội - Nhóm 3

người (tính đến hết tháng 2/2012 theo Tổng cục Thống kê - PV) cùng số người tham gia mạng xã hội để trao đổi, chia sẻ thông tin cũng lên tới con số hàng triệu - thì đó chính là những yếu tố cấu thành nên Dữ liệu lớn (Big Data) và các DN có thể tìm kiếm được thông tin chiến lược quan trọng phục vụ hiệu quả hơn công việc kinh doanh.

“Nếu được xử lý tốt, nguồn dữ liệu đó sẽ trở thành thông tin hữu ích, giúp DN quản lý và đề ra chiến lược kinh doanh chủ động hơn, tạo lợi thế đi trước đối thủ”, ông Charles Manuel - Phụ trách bộ phận Phân tích Kinh doanh (nhóm Phần mềm IBM ASEAN) nhấn mạnh.

Trao đổi thêm với phóng viên BĐVN, ông Charles Manuel đưa ra ví dụ: Mỗi khi các hãng điện thoại như Nokia, HTC… tung ra mẫu máy mới thì các sản phẩm đều nhận được rất nhiều bình luận trên các diễn đàn, mạng xã hội. Chẳng hạn, một DN phân phối mặt hàng này nếu nắm được những thông tin liên quan như điểm mạnh, hạn chế của sản phẩm, về thị hiếu người tiêu dùng công nghệ… sẽ có thể giảm thiểu được nguy cơ rủi ro, từ đó chọn được một sản phẩm ăn khách, dễ cạnh tranh nhất. “Thông tin bình luận về sản phẩm có ở mọi nơi và một DN tại Việt Nam không nên xem thường cho rằng những vấn đề đang xảy ra tại Mỹ, Nam Phi hay các nước ASEAN… lại không có ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của mình tại Việt Nam”, ông Charles Manuel nói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liên quan đến vấn đề trên, ông Phil Carter, chuyên gia về công nghệ Phân tích kinh doanh của IDC Châu Á - Thái Bình Dương cũng cho rằng trong thực tế, việc phân tích, khai thác thông tin từ các kênh xã hội như Facebook đang ngày càng tỏ ra hữu ích giúp DN Việt Nam tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu mới nhất của IDC cho thấy, các DN ứng dụng giải pháp phân tích kinh doanh đang có xu hướng cạnh tranh tốt gấp đôi so với DN đối thủ không ứng dụng.

Một trong những lo ngại nhất khi sử dụng mạng xã hội đó là khó đảm bảo được tính riêng tư. Những thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ liên lạc, chức vụ… không thuộc dạng khuyến khích quảng bá. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nguy cơ lộ thông tin cá nhân, bởi nếu xét về nguyên tắc thì không có thông tin

Chính vì vậy, ngay từ đầu khi tạo lập profile cho bạn trên mạng xã hội, bạn cần xác định đâu là thông tin cá nhân quan trọng mà bạn không muốn tiết lộ, còn tin ở dạng quảng bá cần nhiều người biết tới.

2. Tác động tiêu cực

2.1Tác động đến từ chính khách hàng của doanh nghiệp

Bên cạnh bao nhiêu điều tốt đẹp, các mạng xã hội cũng mang lại cho nhiều công ty những nỗi lo mất ăn mất ngủ. Khả năng chia sẻ lập tức thông tin và ý kiến về các sản phẩm trên Facebook, Twitter, blog đang là cơ hội và cũng là rủi ro lớn của các công ty.

Mặt khác, MHX còn là tấm gương phản ánh thế giới thật với các thông tin đa chiều nên các nhận xét, phản hồi không tốt về sản phẩm nếu không được tiếp thu, xử lý kịp thời sẽ tạo nên hiệu ứng domino tiêu cực, khó kiểm soát.

Người sử dụng MXH thường xem đây là không gian riêng để tiêu khiển, nên có xu hướng kháng cự với các thông điệp được cho là quảng cáo trong không gian đó. Chưa kể các thông tin cá nhân của người sử dụng MXH nếu được khai thác quá lộ liễu thì dễ khiến họ phản ứng dữ dội vì cảm thấy sự riêng tư của mình đang bị xâm phạm.

Rất nhiều công ty đang trở thành nạn nhân của các mạng xã hội thay vì hưởng lợi từ chúng bởi vì họ quá chậm chạp và không được trang bị đầy đủ để phản ứng lại những bình luận tiêu cực có thể phá hoại thương hiệu của mình.

Một ví dụ điển hình là bài học đắt giá của Johnson & Johnson (JNJ) vào năm 2008. Tung lên mạng đoạn video quảng cáo cho sản phẩm giảm đau Motrin của mình, công ty này đã vấp phải phản ứng dữ dội và những lời bình giận dữ từ các bà mẹ trong thế giới blog.

Tất cả cho rằng đó là một quảng cáo phản cảm và hẳn JNJ đã không nghiên cứu kĩ đối tượng người dùng trước khi đưa ra quảng cáo đó. JNJ đã phải lên tiếng xin lỗi công chúng sau vụ việc trên.

Tất nhiên, các công ty cũng có thể tạo ra những kênh tiếp cận khách hàng và mở rộng thị phần của mình bằng cách quảng bá về những kênh này trên Facebook, Twitter và blog.

Đề tài: Mạng xã hội - Nhóm 3

Tại đây, người dùng có thể đề xuất những cải tiến và sửa chữa cho các dòng sản phẩm của Dell. Theo Forrester Research, gần một nửa trong số những người dùng mạng khẳng định họ tôn trọng ý kiến của những người dùng khác hơn là các thông tin được cung cấp bởi chính công ty phân phối.

Chính vì vậy mà việc lập tức ứng phó với những thông tin đó là vô cùng quan trọng. Theo các nghiên cứu của Accenture (ACN), khách hàng thường quay lại với bạn vì chất lượng dịch vụ tốt hơn là vì giá cả của sản phẩm.

Mặc dù vậy, nhiều công ty vẫn cần đến nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng để đối phó với những bình luận tiêu cực về sản phẩm của mình, đến khi hành động thì uy tín của họ đã bị phá hoại ít nhiều. Tệ hơn nữa, có công ty còn không hề phản ứng trước việc này.

2.2Tác động đến từ những kẻ hacker

Với hơn 500 triệu người sử dụng, Facebook được là một mạng xã hội phổ biến nhất, tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa là tội phạm mạng dễ dàng phát tán phần mềm độc hại hoặc phát động các cuộc tấn công. Ví dụ, kẻ gửi thư rác sử dụng Facebook để phát tán các liên kết độc, với mưu mẹo lôi kéo mọi người cùng tải về phần mềm độc hại. Trend Micro đã đưa Facebook vào top 10 danh sách thường xuyên bị tấn công.

Giống như các công cụ tìm kiếm, Twitter cũng đã trở thành một nguồn chung của các liên kết độc hại. Tội phạm mạng tấn công vào những người tìm kiếm thông tin, khi họ có thói quen giữ tab trên các chủ đề xu hướng. Người sử dụng Twitter sau khi truy cập vào liên kết hỏng sẽ bị điều hướng sang các trang phần mềm độc hại khác.

Những cạm bẫy vô tình truy cập vào các trang mạng xã hội sẽ khiến cho việc chuyển hướng đơn giản sang lây nhiễm hệ thống phức tạp. Bà Myla Paola bổ sung thêm:"Bên cạnh các virus / phần mềm độc hại, các cuộc tấn công, các ứng dụng giả mạo và thư rác Twitter, các doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro lây nhiễm nếu nhân viên gửi thông tin sai, hoặc tiết lộ vị trí văn phòng, chính sách nội bộ, các dự án yêu cầu bảo mật, chiến lược, hoặc thậm chí môi trường văn

Để ngăn chặn các mối đe dọa bắt nguồn từ việc nhân viên sử dụng mạng xã hội, có một số nguyên tắc mà các doanh nghiệp nên áp dụng:

- Đưa ra một số hướng dẫn về hành vi người sử dụng mạng xã hội, tư vấn cho nhân viên lưu tâm đến thông tin đưa trực tuyến;

- Triển khai và cập nhật nhiều lớp bảo vệ thường xuyên; - Giám sát các phương tiện truyền thông xã hội;

- Có phương tiện truyền thông và kế hoạch hành động trong trường hợp cố ý hoặc vô ý tiết lộ thông tin bảo mật của công ty;

- Tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức bảo mật để giúp nhân viên hiểu và đánh giá cao giá trị của tài sản thông tin và những hậu quả nếu các tài sản này bị xâm phạm và tổn hại.

Đề tài: Mạng xã hội - Nhóm 3

KẾT LUẬN

Nhìn chung, thị trường quảng cáo tại Việt Nam còn khiêm tốn, vì thế hiệu quả mang lại từ marketing online không cao khi mọi thứ phải bắt đầu từ con số 0. Hơn thế nữa, các nhà quảng cáo đầu đàn chưa thực sự đầu tư đúng mức dù biết rằng, marketing online có khả năng mang lại hiệu quả cao cho khách hàng của họ. Bên cạnh đó, một số tập đoàn lớn có nhiều tác động đến việc định hướng ngành công nghiệp quảng cáo vẫn chưa có bộ phận chuyên về marketing online mà chỉ khoán cho các đối tác nhỏ trong nước thực hiện triển khai các hoạt động online của họ. Khi các đơn vị đầu tàu trong ngành quảng cáo chưa mặn mà thì marketing online khó có thể phát triển một cách mạnh mẽ.

Tuy nhiên, vì tính hiệu quả của marketing online mà cụ thể là mạng xã hội rất cao, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ marketing online trong nước hoặc họ sẽ tự mình trực tiếp thực hiện các chiến dịch marketing online để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Vì thế marketing online tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trưởng cao trong vài năm tới.

Quảng cáo trên mạng xã hội là một xu hướng tất yếu không những tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vì vậy, đây chính là tương lai của marketing nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn MẠNG THÔNG TIN QUỐC TẾ MẠNG XÃ HỘI (Trang 27)