Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTCP GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH (Trang 43 - 47)

Do đặc điểm quy trình công nghệ, công ty không có sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất do đó:

Tổng giá thành sản xuất = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Gía thành đơn vị sp = Tổng giá thành sản xuất

Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho

Dựa vào số liệu trên sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627, 154 kế toán lập bảng tính giá thành cho từng loại gạch.

Cuối quý IV/2008 hoàn thành, nhập kho 560.300 m2 gạch ốp lát gồm: 240.930 m2

gạch lát và 319.370 m2 gạch ốp.

Biểu 2.19: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

Quý IV năm 2008

STT Khoản mục chi phí Gạch lát Sản phẩm Gạch ốp

1 Chi phí NVL trực tiếp 4.706.326.620 5.671.428.530

2 Chi phí nhân công trực tiếp 1.027.325.520 1.238.000.875

3 Chi phí sản xuất chung 7.200.899.251 8.677.599.649

Cộng 12.934.511.391 15.587.029.054

Biểu 2.20: Thẻ tính giá thành sản phẩm gạch lát

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH LÁT

QUÝ IV/2008

Đv: VNĐ

STT Khoản mục chiphí DDĐKCPSX CPSX phát sinhtrong kỳ DDCKCPSX Giá thành sản phẩm trong kỳ Tổng giá thành Z đơn vị 1 Chi phí NVLTT 0 4.706.326.620 0 4.706.326.620 19.534 2 Chi phí NCTT 0 1.027.325.520 0 1.027.325.520 4.264 3 Chi phí SXC 0 7.200.899.251 0 7.200.899.251 29.888 Cộng 0 12.934.511.391 12.934.511.391 53.686 44 Sv: Đặng Thị Thơm Lớp: Kế toán 47C 44

Biểu 2.21: Thẻ tính giá thành sản phẩm gạch ốp THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH ỐP QUÝ IV/2008 Đv: VNĐ STT Khoản mục chi phí CPSX DDĐK CPSX phát sinh trong kỳ CPSX DDCK Giá thành sản phẩm trong kỳ Tổng giá thành Z đơn vị 1 Chi phí NVLTT 0 5.671.428.530 0 5.671.428.530 17.758 2 Chi phí NCTT 0 1.238.000.875 0 1.238.000.875 3876 3 Chi phí SXC 0 8.677.599.649 0 8.677.599.649 27.171 Cộng 0 15.587.029.054 0 15.587.029.054 48.805

2.3. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP

gạch ốp lát Thái Bình

 Quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: Đất sét, thạch anh, cao lanh, trường thạch, frit engobe, men nền, men màu… đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất đồng thời lại là tiêu thức dùng để phân bổ chi phí NCTT và chi phí SXC do đó việc quản lý chi phí NVLTT đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành rất chặt chẽ từ khâu tìm kiếm nhà cung cấp trong nước (Mua các loại nguyên vật liệu xương), các loại men màu và men nền chất lượng cao nhập khẩu từ Tây Ban Nha và Italia đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý. Nguyên liệu xương được nhập về qua sự kiểm tra về số lượng (Thủ kho), về chất lượng (Phòng kỹ thuật), khi xuất kho nguyên vật liệu sản xuất phải có phiếu yêu cầu cấp vật tư đã được duyệt, sau đó qua quá trình cân nạp vào bình nghiền ủ trong bể khuấy, sấy phun, ủ bột trong xilô, ép mộc rồi đưa vào hệ thống sấy đứng. Nguyên liệu men cũng được kiểm tra, nhập kho bảo quản với sự chịu trách nhiệm của phòng kỹ thuật vật tư, thủ kho nguyên liệu, kế toán vật tư. Xuất kho sản xuất, qua các quá trình cân nạp, vào bình, nghiền ủ trong bể khuấy.

Công ty xây dựng định mức tiêu hao từng loại NVL cho mỗi đơn vị sản phẩm để có kế hoạch mua sắm, dự trữ NVL cung ứng kịp thời cho sản xuất đồng thời tránh lãng phí, mất mát NVL trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên chưa có sự đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán vật tư về số lượng nguyên vật liệu nhập - xuất - tồn.

 Quản lý chi phí nhân công trực tiếp

Lao động là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng lao động là điều cơ bản quyết định thành công của doanh nghiệp. CTCP gạch ốp lát Thái Bình là công ty luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu, ngày từ khi đi vào sản xuất công ty đã chủ động sắp xếp, hợp lý hoá sản xuất. Lao động sản xuất trực tiếp của công ty được tổ chức theo 3 ca sản xuất liên tục trong ngày, bố trí lao động trong tổ và ca tương đối hợp lý, sử dụng tối đa sức lao động phục vụ cho sản xuất. Việc thanh toán lương, thưởng cho công nhân hợp lý, nhanh chóng, kịp thời, mức lương tương đối cao, đảm bảo đời sống cho người lao động. Tuy nhiên việc quản lý lao động sản xuất tại công ty còn tồn tại như sau:

Trong một số tổ lao động yêu cầu kỹ thuật không cao lại quá nhiều lao động (ví dụ tổ đóng gói, phân loại sản phẩm) làm lãng phí thời gian lao động.

Đội ngũ công nhân sản xuất của công ty có đặc điểm là: Lao động nam chiếm tỷ lệ cao, bậc thợ trung bình thấp, tuổi đời lao động trẻ, đội ngũ này chủ yếu xuất thân từ nông dân nên trình độ chuyên môn kỹ thuật và tác phong công nghiệp còn chưa cao. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh công ty cần có chính sách thu hút lao động là kỹ sư, thợ bậc cao mặt khác phải đào tạo nâng cao tay nghề, và ý thức tác phong làm việc cho đội ngũ công nhân. Đối với công nhân sản xuất công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể, với mỗi tổ đảm nhận công việc khác nhau công ty xây dựng một đơn giá tiền lương riêng, cách tính lương này có tác dụng khuyến khích công nhân tích cực tăng năng suất lao động nhưng nhược điểm của cách tính lương này là không quan tâm đến trình độ chuyên môn công tác, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật. Trình độ của người công nhân ảnh hưởng đến lương thông qua hệ số bình bầu trong tổ nhưng việc bình bầu này đôi khi còn mang tính hình thức, chưa triệt để, nghiêm túc. Tính lương ít tính đến trình độ của công

nhân mang tính chất cào bằng do đó không công bằng cho người có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Việc chấm công chỉ là hình thức ghi nhận việc có mặt không tính đến thái độ làm việc, ý thức bảo vệ máy móc tài sản của công ty, không tính được cụ thể trong một ca làm việc mỗi công nhân làm ra được bao nhiêu sản phẩm do đó chưa tạo động lực cao cho người lao động làm việc hăng say. Chênh lệch lương giữa các tổ mà cần nhiều kỹ năng sử dụng máy và các tổ lao động chân tay, không cần chuyên môn kỹ thuật cao là không lớn tạo ra sự không công bằng.

 Quản lý chi phí sản xuất chung

Nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho phân xưởng được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên còn một số vật tư phụ tùng xuất kho nhưng chưa sử dụng ngay dẫn đến lãng phí, hỏng hóc. Đối với máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất thường xuyên được các cán bộ kỹ thuật tại phân xưởng cơ điện lau chùi bảo dưỡng, theo dõi và phát hiện kịp thời các sự cố kỹ thuật, đảm bảo quá trình sản xuất thông suất, không bị gián đoạn. Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí sản xuất chung bằng tiền khác đều có hoá đơn chứng từ cụ thể và đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTCP GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w