3. Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân
3.3. Nguyên nhân của các nhược điểm
3.3.1.Công tác cán bộ còn nhiều bất cập
- Trình độ của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế. Cán bộ tín dụng cho vay hộ sản xuất kinh doanh mới chỉ biết cho vay thu nợ đơn thuần, chưa có đủ trình độ để tham gia các chương trình, dự án quy mô vừa và lớn trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao.
tạo lại, chưa quen với tư duy kinh tế mới, thiếu năng động, chưa chịu khó nghiên cứu, nâng cao nhận thức để phù hợp với yêu cầu mới; chấp hành các quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa nghiêm túc. Một số cán bộ tín dụng chưa tính toán hiệu quả đầu tư khi cho vay, cho vay thiếu đồng bộ, phân tán, chưa quan tâm đúng mức việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay dẫn đến sử dụng vốn không có hiệu quả, không có nguồn thu để trả nợ, nợ quá hạn tăng nhanh…
- Số lượng cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nếu như người dân vay được một món nợ của Ngân hàng mất rất nhiều thời gian thì cường độ lao động của Ngân hàng lại quá cao. Hai trạng thái trái ngược đó có chung một nguyên nhân là khách hàng quá đông, trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng lại quá ít. Tỷ lệ cán bộ tín dụng Ngân hàng còn thấp, chiếm 40% tổng số cán bộ Ngân hàng.
Các Ngân hàng khác cho vay một khoản thường là hàng trăm, có khi hàng tỷ đồng thì NHNo&PTNT lại thường cho vay những khoản nhỏ dưới mười triệu đồng, có khi chỉ vài ba triệu đồng. Thời gian bỏ ra nhiều mà hiệu quả sinh lời một món vay không đáng bao nhiêu. Hiện mỗi Ngân hàng cấp III phụ trách 8 – 9 xã, bán kính hoạt động trên dưới 10 km với 9 – 10 nhân viên, bao gồm cả tín dụng, kế toán ngân quỹ và người phu trách với trên dưới 4000 hộ vay, nhân viên Ngân hàng phải làm việc hết năng suất mới có thể đáp ứng được, vì vậy việc khách hàng phải chờ đợi là điều khó tránh khỏi.
3.3.2. Thủ tục vay vốn còn rườm rà và cứng nhắc
Hiện nay, những thủ tục vay vốn và lập hồ sơ đa số đều theo quy định chung của Ngân hàng Trung ương, đôi lúc không phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương và không đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thời cuộc.
Các loại cho vay đảm bảo chắc chắn thu hồi vốn như thế chấp bằng giấy tờ có giá, trích thu nhập hàng tháng (lương, phụ cấp) vẫn còn nhiều rắc rối.
Các món vay, thậm chí là món vay nhỏ, cũng đều phải qua Giám đốc duyệt, đôi lúc là không cần thiết.
Để được vay vốn, các hộ phải lập hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:
- Đối với hộ vay vốn dưới 10 triệu: Không cần tài sản thế chấp hoặc cầm cố, nhưng phải có các giấy tờ sau:
* Phải được bảo lãnh của các tổ chức xã hội tại nơi cư trú như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…
* Phải có văn bản cam kết mục đích sử dụng vốn đề ra được phương án sản xuất, kinh doanh.
* Phải có đơn đề nghị vay vốn.
* Có hợp đồng vay vốn: Có xác nhận của chính quyền địa phương. - Đối với hộ vay trên 10 triệu:
* Phải có tài sản thế chấp, cầm cố * Có dự án khả thi.
* Có đơn vay vốn. * Có hợp đồng vay vốn.
* Có bản thế chấp tài sản và uỷ quyền cho Ngân hàng xử lý tài sản thế chấp nếu không thực hiện đúng hợp đồng cam kết như: không trả được nợ và lãi, nợ quá hạn, nợ xấu…
* Phải có chứng nhận của địa phương, của phòng tài nguyên môi trường huyện, thị, thành phố chứng nhận tài sản thế chấp là hợp lệ.
* Sau khi có đủ thủ tục phải có báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng về tài sản thế chấp, trình Ban giám đốc ký, duyệt rồi mới được vay.
Và thông thường, tất cả thủ tục này, người dân phải tự đi làm. Với khách hàng vay hộ đa số là hộ nông dân, trình độ và khả năng hiểu biết về pháp luật và các lĩnh vực liên quan còn nhiều hạn chế, họ có nhiều bỡ ngỡ, lại phải đi lại nhiều nơi, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm các thủ tục giấy tờ. Và để được vay một khoản, thường người dân cũng phải mất từ 5 đến 7 ngày để hoàn thành các thủ tục này, điều này nhiều khi làm lỡ mất cơ hội sản xuất kinh doanh của người dân, làm
mất tính hiệu quả của đồng vốn.
Mặt khác, thực tế hiện nay xu thế sản xuất kinh doanh của bà con nông dân ngày càng phát triển mạnh, với quy mô ngày một mở rộng. Vì vậy, việc cho vay với số vốn 10 triệu đồng mới không phải thế chấp như hiện nay là không phù hợp.
3.3.3. Sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các cấp chính quyền địa phương chưa thật chặt chẽ
Hiện nay, vẫn chưa có hợp đồng ràng buộc giữa Ngân hàng với chính quyền địa phương và các tổ chức đứng ra vay vốn. Vẫn chưa có các hình thức để thúc đẩy chính quyền địa phương vào cuộc trong công tác huy động cũng như thu hồi vốn.
3.3.4. Công tác thẩm định dự án cho vay chưa tốt
Có lúc, có nơi còn có tình trạng nể nang, không kiên quyết. Nhiều dự án không khả thi, nhưng có “quen biết” với cán bộ tín dụng nên vẫn được phê duyệt cho vay. Đến khi được vay lại không phát huy được hiệu quả, không thu hồi được vốn…
Quy trình thẩm định vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cho vay, đến việc sản xuất kinh doanh của các hộ.
Hiện nay, theo quy định chung, để cho vay, Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các vấn đề sau: thẩm định tư cách pháp nhân, thẩm định năng lực quản lý, thẩm định tình hình tài chính, thẩm định phương án vay vốn, và thẩm định uy tín khách hàng. Tuy nhiên, với công tác cho vay hộ, đối tượng vay chủ yếu là người nông dân hoặc các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nếu thực hiện theo quy trình chung sẽ gặp rất nhiều vấn đề; đặc biệt, để đạt được những tiêu chuẩn vay vốn, sẽ là một khó khăn lớn với người đi vay.
Như vậy, ta có thể tóm lược lại các ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân sau: - Ưu điểm:
+ Cho vay hộ đã góp phần giúp người dân mở rộng sản xuất. + Cho vay hộ góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.
+ Cho vay hộ đã tạo nên mối gắn kết giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các tổ chức Hội, giúp hoạt động của tổ chức Hội thêm phong phú và hữu ích.
+ Do tác động của cho vay hộ đã buộc NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải nâng cao chiến lược cho vay hộ để mở rộng hoạt động, phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
+ Cho vay hộ đã phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn.
+ Tiềm lực kinh tế và khả năng sản xuất của kinh tế hộ không ngừng được nâng cao.
- Nhược điểm:
+ Định kỳ trả nợ vẫn còn cứng nhắc.
+ Vốn tín dụng còn mang tính dàn trải trên diện rộng.
+ Công tác thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả cao. Rủi ro trong vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất vẫn luôn tiềm ẩn.
+ Công tác kiện toàn tổ trưởng tổ vay vốn vẫn còn nhiều vấn đề. - Nguyên nhân của các nhược điểm:
+ Công tác cán bộ vẫn còn nhiều bất cập.
+ Thủ tục vay vốn còn nhiều rườm rà và cứng nhắc.
+ Sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các cấp chính quyền địa phương chưa thật chặt chẽ.