Lấy ý kiến của các cán bộ thôn, xã và của nông dân thông qua thảo luận nhóm. Xây dựng nhóm thảo luận gồm có 22 người: 2 cán bộ xã ( Chủ
tịch UBND xã và cán bộđịa chính xã), 10 cán bộ thôn, 10 đại diện cho các hộ
nông dân trong xóm trên địa bàn xã. Sau đó trao đổi với nhóm thông tin về
tình hình thực hiện các tiêu chí NTM tại xã như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, điện, đường, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, y tế, giáo dục.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hoằng Thái là xã thuần nông, nằm ở vùng Đông Nam huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích tự nhiên 278,33 ha, cách huyện lỵ 2,5 km, cách thành phố Thanh Hóa 8 km.
- Phía Bắc giáp xã Hoằng Đồng.
- Phía Nam giáp xã Hoằng Lộc, Hoằng Thành. - Phía Đông giáp xã Hoằng Thắng.
- Phía Tây giáp xã Hoằng Thịnh.
Với vị trí địa lý như trên, xã đã khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu thông thương hàng hoá và nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách nhanh chóng, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình nhìn chung khá bằng phẳng, có độ chênh trong xã không
đáng kể, độ nghiêng không lớn, thuận lợi cho việc thâm canh các loại cây trồng và nuôi trồng thủy sản, xây dựng các hệ thống kênh mương, giao thông và các công trình xây dựng khác cũng như việc bố trí các khu dân cư.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Xã Hoằng Thái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều) thuộc khu vực Bắc Trung Bộ hàng năm chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm là 8.700oC, những tháng có nhiệt độ cao là từ
tháng 5 đến tháng 9 với nhiệt độ bình quân từ 26oC - 37oC, những tháng có nhiệt độ
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trong năm đạt từ 1.700mm - 2.000mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
- Độẩm không khí: Trung bình trong năm đạt 80 - 86%, các tháng 2, 3, 4, 5 có độẩm không khí cao, xấp xĩ 93%.
- Gió: Thông thường có 2 nhóm gió chính đó là: Gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc, tốc độ trung bình từ 1,6 - 2,2m/s.
4.1.2. Tài Nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng
Đất đai được hình thành có nguồn gốc phù sa, không được bồi đắp thường xuyên của sông Mã, trong quá trình cải tạo canh tác trồng lúa nước đất
đã thuần thục có nhiều đặc tính tốt, thành phần dinh dưỡng đất ở mức khá, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Hoằng Thái năm 2013
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 278,33 100 1 Đất nông nghiệp NNP 209,35 75,22 1.1 Đất trồng lúa nước DLN 178,24 64,04 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 13,96 5,02 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 4,3 1,48 1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 12,86 4,62 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,16 0,06
2 Đất phi nông nghiệp PNN 68,94 24,77
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp CTS 0,29 0,10
2.2 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,11 0,40 2.3 Đất phát triển hạ tầng DHT 33,35 11,98
2.4 Đất ở nông thôn ONT 34,19 12,28
3 Đất chưa sử dụng DCS 0,04 0,01
Tổng diện tích tự nhiên là 278,33 ha phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp: 209,35 ha, chiếm 75,22% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 68,94 ha, chiếm 24,77% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 0,04 ha, chiếm 0,01 %, tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất ở theo từng thôn
của xã Hoằng Thái năm 2013
TT Tên thôn Số hộ (hộ) Dân số (người) Diện tích đất ở (ha) Toàn xã 963 4398 34.19 1 Thôn 1 65 293 2,1 2 Thôn 2 81 389 2,7 3 Thôn 3 102 493 3,4 4 Thôn 4 97 425 3,2 5 Thôn 5 123 515 3,9 6 Thôn 6 120 535 4,19 7 Thôn 7 90 409 3,8 8 Thôn 8 76 378 3,4 9 Thôn 9 114 524 4,0 10 Thôn 10 95 437 3,5
(Nguồn: UBND xã Hoằng Thái, 2013) 4.1.2.2 Tài Nguyên nước
- Nguồn nước mặt chủ yếu do hệ thống sông, kênh mương cung cấp, rất phong phú và dồi dào, cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của nhân dân, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
+ Lớp 1: Ở độ sâu từ 5 - 6m, được nhân dân khai thác qua hệ thống giếng khơi để lấy nước sinh hoạt.
+ Lớp 2: Ở độ sâu > 40m, nguồn nước trong sạch, chất lượng đảm bảo nhằm phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân.
4.1.3. Dân số và lao động
4.1.3.1 Dân số
Bảng 4.3: Hiện trạng dân số năm 2013 của xã Hoằng Thái
TT Tên đơn vị Tổng số hộ Số khẩu Nam Nữ Tổng cộng: 963 2141 2257 1 Thôn 1 65 154 139 2 Thôn 2 81 180 209 3 Thôn 3 102 232 261 4 Thôn 4 97 195 230 5 Thôn 5 123 259 256 6 Thôn 6 120 265 270 7 Thôn 7 90 209 200 8 Thôn 8 76 174 204 9 Thôn 9 114 256 268 10 Thôn 10 95 217 220
(Nguồn: UBND xã Hoằng Thái, 2013)
Qua điều tra thấy được:
Toàn xã có 963 hộ với tổng số 4398 nhân khẩu, được phân bố trên 10 thôn. Tuy nhiên số nhân khẩu được phân bổ trên các thôn chưa đồng đều, thôn có số hộ tập trung đông nhất là thôn 6 với 120 hộ và 535 nhân khẩu, thôn có số hộ tập trung ít nhất là thôn 1 với 65 hộ và 293 nhân khẩu.
4.1.3.2. Lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2013: Toàn xã có 2.954 lao động, trong đó: Ngành nông, thuỷ sản là 2.151 lao động, chiếm 83,05% tổng lao
động, ngành công nghiệp - xây dựng là 183 lao động, chiếm 7,07% tổng lao
động, dịch vụ, thương mại là 143 người chiếm 5,52% tổng lao động, lao động khối nhà nước là 477 người chiếm 17,26% tổng lao động.
4.2. Điều kiện về kinh tế
4.2.1. Cơ cấu kinh tế
- Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 76% tổng giá trị sản phẩm.
- Tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 15% tổng giá trị sản phẩm.
- Thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 9% so với tổng giá trị sản phẩm
15% 9% 76% Ngành nông nghiệp Ngành công nghiệp Ngành dịch vụ Hình 4.1: Cơ cấu kinh tế của xã Hoằng Thái năm 2013 4.2.2. Các hình thức sản xuất
- Sản xuất nông nghiệp: Chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, trồng cây ăn quả, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ có bước phát triển.Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản năm sau cao hơn năm trước. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất vật xây dựng, cơ khí, đồ gỗ,…