Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng hầm khí Biogas tại thị xã Quảng Yên– tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2013. (Trang 25)

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Quảng Yên là đơn vị hành chính ven biển nằm ở Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên 314,2km2

, được giới hạn từ 200

45’ đến 20002’ vĩ Bắc, từ 1060

45’ đến 1060

0’ kinh đông. Địa giới hành chính gồm : - Phía Đông giáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long;

- Phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên ( thành phố Hải Phòng); - Phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu;

- Phía Bắc giáp thị xã Uông Bí và huyện Hoành Bồ ( tỉnh Quảng Ninh). Thị xã Quảng Yên được chia thành 19 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 8 xã. Trung tâm thị xã là Phường Quảng Yên nằm giữa tam giác 3 thành phố và thị xã, cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Tây Nam, cách thành phố Uông Bí 18 km về phía Đông Nam và cách thành phố cảng Hải Phòng khoảng 20 km về phía Đông.

4.1.1.2. Về địa hình, địa mạo

Thị xã Quảng Yên nằm giáp ranh giữa vùng núi cánh cung Đông Triều – Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều song lạch nên địa hình đa dạng, phức tạp, nhưng nhìn chung địa hình đồi - núi thấp và đồng bằng thấp trũng chiếm ưu thế.

4.1.1.3. Về khí hậu, thời tiết

Thời tiết ở Quảng Yên phân hóa theo 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô:

- Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 trung bình 28 – 290C, cao nhất có thể nên đến 380

C, gió Nam và Đông Nam thổi mạnh tốc độ trung bình 2 – 4m/s gây mưa nhiều, độ ẩm lớn. - Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc thổi nhiều đợt và mạnh, mỗi đợt 4 – 6 ngày, tốc độ gió nên đến cấp 5 – 6, ngoài

khơi có thể nên tới cấp 7 – 8 làm thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 có thể xuống tới 50

C.

Nhìn chung chế độ khí hậu và thời tiết ở Quảng Yên có đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam nhưng do nằm ven biển nên ôn hòa hơn, thuận lợi cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và phát triển du lịch. Nhưng khó khăn nhất về điều kiện thời tiết là chịu ảnh hưởng mạnh của bão. Bão xuất hiện từ tháng 5 – 10, nhiều nhất vào tháng 7 – 8, vận tốc gió trung bình từ 20 – 40m/s, gây ra mưa lớn tác động xấu đến nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, nhất là đối với ngư dân.

Bng 4.1. Mt s yếu t khí hu ca th xã Qung Yên t năm 1980 - 2012 Năm Tổng mưa (mm) Nhiệt độ TB (max) Nhiệt độ TB (min) Nhiệt độ TB TB 1980- 1999 2304.0 26.5 19.8 22.5 2000 2027.5 26.8 20.0 22.5 2001 3159.3 26.7 19.9 22.5 2002 1777.8 27.0 20.2 22.8 2003 1879.6 27.9 20.1 23.1 2004 1715.6 27.3 19.5 22.5 2005 2211.7 27.0 20.1 22.8 2006 2127.9 27.9 20.3 23.2 2007 2113.5 27.4 20.0 23.0 2008 2544.1 26.8 19.4 22.3 2009 1722.3 27.9 20.3 23.2 2010 1886.9 27.3 20.4 23.1 2011 1666.6 26.1 19.2 21.8 2012 2302.3 26.6 20.7 22.9

( Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Quảng Yên) 4.1.1.4. Đất đai

Đất là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, thị xã Quảng Yên có diện tích đất tự nhiên là 31.420, được chia thành 05 nhóm đất sau :

Bng 4.2. Cơ cu các loi đất chính ti Qung Yên năm 2013 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất cát 629,21 2,21 Đất tự nhiên 31 420 100 Đất mặn 6 950,48 22,19 Đất phèn 4 980,65 15,66 Đất phù sa 1 008,73 3,2 Đất đỏ vàng 1087,01 3,45 Đất khác 16 763,92 53,29 (Nguồn: Phòng TNMT thị xã Quảng Yên 2013)

Đặc điểm đất đai của một đồng bằng cửa sông ven biển phần lớn quỹ đất được tạo thành bởi phù sa bồi nguồn gốc sông – biển và chịu ảnh hưởng với mức độ khác nhau tạo cho Quảng Yên có tiềm năng lớn phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Do địa hình bị chia cắt khá mạnh của các nhánh sông của sông Bạch Đằng nên gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông. Đất đai phần lớn là bãi bồi và phù sa mới, nhiều nơi bị nhiễm mặn và thấp trũng do đó muốn phát triển sản xuất nông nghiệp cần phải đầu tư nhiều cho xây dựng đê, kè và các công trình thủy lợi khác.

4.1.1.5.Tài nguyên nước và thủy văn

Hệ thống sông ở Quảng Yên phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực khoảng 300km2. Bạch Đằng là sông lớn nhất, là chi lưu của sông Thái Bình, ngăn cách Thị xã với Hải Phòng. Bến Phà Rừng sông Bạch Đằng chia thành 2 nhánh lớn là sông Chanh và sông Rút bao lấy đảo Hà Nam rồi đổ ra biển Cát Bà, Cát Hải, nhánh còn lại của Bạch Đằng đổ ra cửa biển Nam triệu. Phía Đông có 1 số sông nhỏ như sông Khoai, sông Hốt, sông Bến Giang và Bình Dương. Sông Chanh chia thị xã Quảng Yên thành 2 vùng rõ rệt, vùng Hà Bắc gồm 11 xã, phường nằm bên tả ngạn sông, vùng Hà Nam gồm 8 xã, phường còn lại nằm bên hữu ngạn sông. Vùng Hà Nam là đảo Hà Nam được bao bọc bằng 34 km đê biển cao 5,5 m vì địa hình thấp hơn mực nước biển.

Nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thường nằm ở độ sâu 5 – 6 mét, vùng Hà Nam và ven biển nước bị nhiễm mặn ít sử dụng được, vùng Hà Bắc nước ngọt đủ để khai thác sử dụng cho sinh hoạt. Nguồn nước ngọt lớn nhất để phục vụ cho nhân dân trong thị xã là hồ thủy lợi Yên Lập, đây là hồ lớn của tỉnh có dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3

, dung tích hữu ích 113,2 triệu m3 với kênh chính dẫn nước cho thị xã dài 28,4 km.

Bờ biển thị xã Quảng Yên nằm trong vịnh Hạ Long, đáy biển nông và thoải. Độ sâu trung bình từ 4 – 6m, sâu nhất 25m. Thủy triều nên xuống hàng ngày là nhật triều, biên độ thủy triều từ 3 – 4m.

Đánh giá chung nguồn nước của thị xã : mạng lưới dòng chảy mặt ở Quảng Yên khá dày hầu hết chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, rồi đổ ra biển qua các cửa sông, thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy và khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhưng ít phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp do nước bị nhiễm mặn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng hầm khí Biogas tại thị xã Quảng Yên– tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2013. (Trang 25)